Phân tích 1 vụ vay APP bị sai tài khoản – tiền bị sung công Nhưng vẫn phải trả nợ

admin

Phân tích 1 vụ vay APP bị sai tài khoản – tiền bị sung công? Nhưng vẫn phải trả nợ?
Phân tích 1 ví dụ thực tế – Vay APP báo sai tài khoản bắt đóng phí Xin chào các bạn. Chào mừng các bạn quay trở lại với kênh pháp luật của Luật sư TLT TLT Lega

Phân tích 1 vụ vay APP bị sai tài khoản – tiền bị sung công? Nhưng vẫn phải trả nợ?

Phân tích 1 ví dụ thực tế – Vay APP báo sai tài khoản bắt đóng phí Xin chào các bạn. Chào mừng các bạn quay trở lại với kênh pháp luật của Luật sư TLT TLT Legal. Các bạn thân mến, tiếp tục với vấn đề vay online, vay qua app, cụ thể là đăng ký vay qua app thì bị báo lỗi và bắt chuyển các loại phí. Video này chúng tôi sẽ phân tích một ví dụ thực tế để các bạn tham khảo và có hướng xử lý phù hợp khi rơi vào hoàn cảnh tương tự để tránh mất tiền oan. Một bạn gọi điện đến cho chúng tôi nói là đã đăng ký vay qua app. Ban đầu cái app này đề nghị bạn chuyển trước 4tr để chứng minh là có khả năng trả nợ.

Và bạn này đã chuyển 4tr như họ yêu cầu. Sau đó khi rút tiền về tài khoản ngân hàng thì bị báo sai tài khoản nên rút không thành công. Cái app này yêu cầu phải chuyển thêm 50% số tiền vay để sửa lại thông tin tài khoản sau đó sẽ rút được tiền về. Bạn này đã alo cho chúng tôi hỏi ý kiến, sau đó đã gửi cho chúng tôi một số hình ảnh. Trong đó có một số văn bản đáng chú ý. Chúng tôi sẽ chỉ ra cho các bạn thấy một số nội dung đơn giản và dễ dàng nhận biết, các nội dung này nó bất hợp lý, thậm chí là không có thật cho thấy cái app này đang cố tạo áp lực để người vay hoang mang, lo sợ và chuyển tiền cho họ.

Chúng tôi đã che một số thông tin tên công ty mà bạn này giao dịch và thông tin cá nhân của bạn này. Văn bản các bạn đang nhìn thấy là Biên bản xử lý sai thông tin nhận tiền. Đầu tiên là tên công ty: Các bạn thấy tên là “Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính” Tên công ty mặc dù có cụm từ “Tài chính”. Nhưng nhìn thì biết ngay là không phải công ty tài chính. Công ty tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp phép thì không bao giờ có tên như vậy. Nên các bạn cần lưu ý tên công ty. Không phải cứ có chữ “tài chính” trong đó thì là công ty tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động cấp tín dụng các bạn nhé.

Họ ghi số tiền bị khóa là 44tr, thông tin ngân hàng của người vay là sai. Số tiền đang bị xem là vô chủ và tạm khóa trên hệ thống. Bạn này vay 40tr, nhưng đã chuyển cho họ thêm 4tr để chứng minh khả năng trả nợ. Nên tổng cộng là 44tr. Tiếp theo, các bạn thấy họ ghi “Điều 126 Luật “Bảo Mật Quỹ Người Vay” quy định nếu trường hợp lỗi khóa khoản vay xảy ra khi khách vay đang không có mặt ở công ty cho vay thì khách vay cần chứng minh chính chủ sở hữu và thực hiện mở khóa khoản vay bằng mã lệnh chuyển khoản mặc định 50% tổng số tiền bị khóa trên hệ thống, tương đương với 22tr để kích hoạt mã mở khóa”.

Các bạn thân mến. Hiện nay hệ thống pháp luật Việt Nam không có cái luật nào gọi là “Luật Bảo Mật Quỹ Người Vay” các bạn nhé. Đoạn này đọc vào thấy ngay là nội dung linh tinh. Chưa cần phân tích về nội dung quy định mà họ ghi. Nhưng họ đưa ra một cái luật, một quy định không có thật để cho người vay tin tưởng và lo sợ là đã thể hiện cái app cho vay này không đàng hoàng và không chuẩn chỉnh. Đoạn dưới chúng ta thấy họ hứa hẹn là sau khi người vay chuyển thêm 22tr thì sẽ được rút về là 66tr. Và còn thêm nội dung cần lưu ý: lỗi này cần phải được xử lý nhanh. Các bạn thấy ở phần trên, văn bản ban hành ngày 3/6 và ở đây là phải xử lý trước 11h30 ngày 3/6.

Đây là để hối thúc người vay chuyển 22tr cho họ. Tiếp theo, nếu khách không xử lý có nghĩa là số tiền trên vô chủ, khoản vay bị đóng vĩnh viễn và số tiền này sẽ được bàn giao về Kho bạc Nhà nước sung công quỹ. Và người vay dù chưa nhận tiền vẫn phải trả nợ, trả lãi hàng tháng cho công ty. Đoạn này nếu không hiểu rõ thì quả thật là rất hoang mang. Nghe qua thì tưởng có lý, họ nói tiền của các bạn mà các bạn không rút về thì số tiền thành vô chủ, rồi sung công, rồi vẫn phải trả nợ. Thưa các bạn, trong một video trước đây chúng tôi đã có nói, lúc này người vay chưa phải là chủ sở hữu của số tiền vay.

Giả sử số tiền này có thật thì nó vẫn đang thuộc quyền sở hữu của bên cho vay là cái app này. Nên cái số tiền đó không phải là vô chủ. Nên không thể có chuyện số tiền này lại chuyển vào kho bạc Nhà nước sung công quỹ được. Theo quy định thì có những trường hợp tài sản sẽ bị sung vào công quỹ nhà nước, hay phong tỏa, kê biên tài sản, chúng tôi sẽ không trình bày ở đây. Tuy nhiên trong vụ việc này thì không có căn cứ để sung vào công quỹ Nhà nước. Còn vấn đề có phải trả nợ, trả lãi hay không thì chúng tôi đã có một video nói về vấn đề này, các bạn có thể tham khảo thêm. Ngoài ra, còn có một văn bản khác mà cái app này gửi cho người vay. Tuy nhiên chỉ qua 1 văn bản này mà chúng tôi đã vừa phân tích cho các bạn, thì cũng đủ để thấy cái app này là không chuẩn chỉnh.


https://youtu.be/M89kv9cP9OMPhân tích 1 vụ vay APP bị sai tài khoản – tiền bị sung công? Nhưng vẫn phải trả nợ?
Phân tích 1 ví dụ thực tế – Vay APP báo sai tài khoản bắt đóng phí Xin chào các bạn. Chào mừng các bạn quay trở lại với kênh pháp luật của Luật sư TLT TLT Lega

Share This Article
Leave a comment