Những cách giúp quay phim điện thoại chuyên nghiệp hơn
Xin chào tất cả các bạn! Mình lại gặp nhau rồi. Hôm nay mình lại tiếp tục nói về quay phim bằng điện thoại. Một số người có lẽ sẽ hỏi mình là điện thoại có gì đâu mà suốt ngày làm clip chi
Những cách giúp quay phim điện thoại chuyên nghiệp hơn
Xin chào tất cả các bạn! Mình lại gặp nhau rồi. Hôm nay mình lại tiếp tục nói về quay phim bằng điện thoại. Một số người có lẽ sẽ hỏi mình là điện thoại có gì đâu mà suốt ngày làm clip chia sẻ, hướng dẫn, rồi mẹo này, mẹo kia. Ừ thì đồng ý với các bạn, điện thoại đơn giản lắm, không phức tạp, chỉnh nhiều thông số như mấy dòng máy lớn. Tuy nhiên quay thì dễ, quay cho đẹp lại là một chuyện khác. Và tất nhiên mình làm những clip này cũng chỉ mong muốn các bạn có những video đẹp, xuất sắc. Bắt đầu nhé! Điều đầu tiên: Nên có 1 Gimbal cho điện thoại. Và đây chính là gimbal mình hay sử dụng. Các bạn lại hỏi mình là
Lại tốn tiền nữa rồi! Trong khi điện thoại bây giờ có nhiều chức năng chống rung tốt. Đồng ý với các bạn luôn. Vì hiện tại mình đang xài iPhone 7+. Về handheld để quay khá thoải mái. Tuy nhiên nếu chỉ cầm trên tay, quay handheld thì mình chỉ quay được những cú máy rất đơn giản. Chỉ pan trái, phải, lên, xuống Rất đơn giản thôi. Mình không thể vừa đi vừa quay vì sẽ rất rung, lắc. Nhưng nếu gắn gimbal dô mình chơi hết 😉 Điều thứ 2: Sử dụng App quay phim Điều này mình đã nói rồi Tất nhiên bây giờ có rất nhiều App giúp cho điện thoại quay phim dễ dàng hơn. Tại sao lại dùng App quay phim mà không sử dụng những cái có sẵn trong điện thoại của mình? Vì App cho mình chỉnh tay tất cả các thông số Đó là 1 điều cực kỳ lợi thế.
Hiện tại mình đang xài App ProMovie. Mình khá hài lòng với App này. Bởi vì chi phí khá rẻ. Thật ra mình cũng chẳng phải mua gì Cứ download về xài. Chỉ có cái logo ở góc video. Nếu mình muốn xóa logo đó thì bỏ ra 69k tiền Việt. Rất rẻ đúng không nào?! Sau đây là thao tác cơ bản trên ProMovie Trên cùng là nút hiển thị màn hình Có 3 kiểu: Full màn hình, có menu hoặc là khung hình không bị lẫn với menu. Đây là nút Định dạng frame Các bạn có thể chỉnh theo thông số tham khảo của mình. Chỗ này là Setting. Setting mình chỉnh được khá nhiều thứ như camera trước sau, chống rung, flash, độ sáng màn hình.
Phần Overlay là guideline. Mình nghĩ các bạn có thể hay sử dụng. Đầu tiên là Grid. Tức là chia theo tỷ lệ vàng. Bên cạnh là Khung hình điện ảnh, rộng bề ngang. Level là để thấy được sự cân bằng camera của mình. Transform là thay đổi nhiều kiểu khác nhau. Ví dụ: Lật theo kiểu gương soi, xoay theo 1 góc độ nào đó, Phần này mình nghĩ chắc ít sử dụng. Bây giờ đến phần Exposure. Thanh dọc bên tay phải mình có thể kéo lên xuống để chỉnh độ sáng. Shutter là Tốc độ. Nói về Exposure, khi chạm màn hình 1 lần nó sẽ hiện lên 1 bảng như thế này. Nó có 1 nút Khóa đo sáng hoặc Tắt đo sáng Khóa đo sáng tức là nó chỉ lấy phần ánh sáng của chỗ mình đã chọn và không gian còn lại sẽ không thay đổi về ánh sáng.
Ngược lại, nếu mình mở khóa thì đo sáng sẽ thay đổi theo môi trường xung quanh. Đây là phần Focus. Khi nhấn 2 lần lên màn hình, nó sẽ hiện ra bảng này hoặc các bạn bấm nút FOCUS. Cũng y chang Exposure. Nó cũng có 1 nút khóa màn hình có thể lấy nét hoặc không. Thanh bên phải để mình chủ động lấy nét bằng tay. Có thể sáng tạo chút là khi trời tối mình chỉnh Focus để quay được bokeh. Tuy nó không xuất sắc như những máy lớn, nhưng ít nhiều mình thích bokeh mình có thể làm theo cách này. Đây là ISO Bên cạnh là White Balance Tùy vào môi trường cụ thể mình chọn những định dạng khác nhau. Mình hay chọn Auto Bởi vì về nhiệt độ màu hay màu sắc mình có thể chỉnh trên hậu kỳ cũng được.
Nút tam giác này là coi lại clip Trong đây mình có thể chọn download về điện thoại hoặc chia sẻ trên những công cụ khác như Google Drive hoặc AirDrop Đó là những công cụ cơ bản của App này. 02 điều trên mới chỉ là thiết bị và công cụ hỗ trợ mà thôi. Điều đặc biệt chính là điều thứ 3 này. Đó chính là Quay như thế nào. Có 1 bí kíp mình luôn áp dụng, chính là luôn đa dạng cú máy. Khi đa dạng cú máy phim sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều. thay vì chỉ có 1 vài cú máy hoặc khung cảnh cứ bị fix 1 angle như vậy. Điều thứ 4: Color Grading Footages từ điện thoại sẽ hơi khác so với những máy MARES hoặc DSLR. Vì nó sẽ mỏng hơn.
Mình cũng không biết giải thích thế nào nhưng sẽ khó để color grading nếu mình lạm dụng, can thiệp nhiều quá phim mình ra màu sẽ rất kỳ nên chỉnh màu cho footages điện thoại cũng khá quan trọng. Mình thường không chỉnh nhiều lắm mình chỉ chỉnh một xíu thôi canh contrast, shadow, saturation. Đôi khi mình áp 1 LUT nào đó để có 1 tông màu chính. Chỉ vậy thôi là đủ rồi. Điều cuối cùng: Hãy xây dựng câu chuyện thay vì cứ tập trung quay cảnh đẹp. Bởi vì chất lượng phim của điện thoại xuất ra sẽ không được như những máy lớn. Mình khẳng định điều đó luôn. Nên mình hãy xây dựng 1 câu chuyện hoặc cách kể chuyện trong video làm sao đó cho thú vị, hấp dẫn hơn.
https://youtu.be/-Qtj3wMwYyANhững cách giúp quay phim điện thoại chuyên nghiệp hơn
Xin chào tất cả các bạn! Mình lại gặp nhau rồi. Hôm nay mình lại tiếp tục nói về quay phim bằng điện thoại. Một số người có lẽ sẽ hỏi mình là điện thoại có gì đâu mà suốt ngày làm clip chi