Nội dung liên quan: Michael SchulmanNhà Xuất Bản Thế Giới
Giới thiệu sách Meryl Streep – Nữ Hoàng Không Ngai – Tác
Nội dung liên quan: Michael SchulmanNhà Xuất Bản Thế Giới
Giới thiệu sách Meryl Streep – Nữ Hoàng Không Ngai – Tác giả Michael Schulman
Meryl Streep – Nữ Hoàng Không Ngai
Câu chuyện về nữ hoàng điện ảnh lừng lẫy với một góc nhìn mới lạ
Nhắc đến Meryl Streep là người ta nghĩ ngay đến một tượng đài bất bại trong thế giới điện ảnh Hollywood. Với 20 lần được đề cử giải Oscar, có lẽ giải thưởng này đối với bà chỉ giống như « một trò đùa hợp thời » ? Tới giờ, có vẻ như danh hiệu « Nữ diễn viên Xuất sắc nhất » đã gắn liền với bà cũng lâu như khoảng thời gian Nữ hoàng Elizabeth II trị vì nước Anh. Những tính từ so sánh dính lấy bà như đinh bấm : Bà chính là « Nữ thần trong giới diễn viên », người có thể hóa thân thành bất kì nhân vật nào, làm chủ mọi thể loại và bắt chước được mọi âm điệu địa phương. Thay vì xuống phong độ sau tuổi 50 như bao người, bà đã thách thức sự đào thải của Hollywood và chạm đến đỉnh cao trong sự nghiệp. Không một nữ diễn viên nào sinh sau năm 1960 có thể nhận được vai diễn, trừ khi Meryl chủ động nhường.
Nhưng Meryl Streep không phải luôn luôn như vậy. Quay ngược trở về 42 năm trước, Meryl chỉ là một cô sinh viên trong sáng mới khám phá ra sức hấp dẫn của sân khấu. Những người quen biết cô đều thấy rõ tài năng xuất chúng của cô, nhưng cô không nhìn thấy tương lai trong sự nghiệp của chính mình. Dù sở hữu dáng vẻ đầy khí chất nhưng cô chưa bao giờ xem mình là một cô gái đẹp. Chính sự thiếu tự tin đó đã tạo cho cô lợi thế : Thay vì rập khuôn bản thân vào những vai diễn nữ tính truyền thống, cô có thể hoa thân vào những vai diễn đầy mới lạ và thách thức.
Câu chuyện về sự đi lên của Meryl Streep cũng chính là câu chuyện về những người đàn ông muốn rập khuôn hình ảnh cô, hoặc yêu thương cô, hoặc đặt cô lên trên bục cao danh vọng. Hầu hết bọn họ đều thất bại. Để trở thành một ngôi sao, cô sẽ làm theo cách của riêng mình, không gì ngoài tài năng và lòng tự tin góp phần dọn đường cho cô tiến bước.
Một trong những cuốn sách bán chạy nhất của New York Times
« Meryl Streep – Nữ hoàng không ngai » là tác phẩm đầu tay của Michael Schulman, và đã trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất của New York Times.
Ông là một nhà văn hiện đang sống tại thành phố New York và làm việc cho tờ The New Yorker, nơi ông đã cống hiến hơn 12 năm kể từ năm 2006.
Không những thế, Michael Schulman còn nổi tiếng là một cây viết rất uy tín, nhiều bài báo và tác phẩm truyện của ông được đăng tải trên New York Times, Vanity Fair, The Believer và trên rất nhiều ấn phẩm truyền thông khác
Meryl Streep – Nữ Hoàng Không Ngai
Đánh giá Sách Meryl Streep – Nữ Hoàng Không Ngai
1 Tình cờ mình đọc được cuốn sách “Meryl Streep – Nữ hoàng không ngai” và mình đã “phải lòng” Meryl Treep mất rồi. Bà thực sự lôi cuốn mình bởi ngoại hình, diễn xuất, và thần thái. Nhưng hơn tất cả, Meryl Streep đã truyền cho mình cảm hứng sống tích cực, sự hài hước và những cố gắng không ngừng nghỉ của bà trên con đường sự nghiệp của mình. Cuốn sách không chỉ đơn thuần là những câu chuyện hậu trường xoay quanh các bộ phim của Meryl, mà ẩn sau nó là tinh thần luôn luôn cố gắng hoàn thiện bản thân từng ngày của một ngôi sao.Trong chúng ta có rất nhiều người đã dành cả cuộc đời để tìm cho mình một niềm đam mê, một điều làm cho cuộc sống có ý nghĩa… mà không hề tìm thấy. Bởi vì, chúng ta đã thỏa hiệp với cuộc sống trước khi điều ý nghĩa ấy xuất hiện. Giống như cách Meryl Streep đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho điện ảnh – chính mình cũng mong muốn được học thêm bà và sống trọn vẹn một cuộc đời nhiều đam mê đến thế.
2 Mình sẽ không đánh giá vào nội dung chuyên hay hoặc bình thường vì mỗi tác giả đều có sự sáng tạo riêng. Mình sẽ đánh giá vào hình thức, sách vô cùng tuyệt. Cho 5 sao.
3 Sản phẩm rất chất lượng, nội dung thì khỏi phải bàn à, dịch vụ giao hàng rất nhanh luôn ạ, em cám ơn tiki rất nhiều.
4 Sách ok có ý nghĩa hình ảnh đẹp săc nét dale nhiều nên mua sẽ ung ho tiki nua.
5 Đọc kha khá review mới quyết định mua quyển này. Bìa thực sự rất xinh, nội dung thì mới đọc 1 ít nên chưa nói. Duy chỉ có một điều không hài lòng là size chữ khá là nhỏ, khó nhìn.
Review sách Meryl Streep – Nữ Hoàng Không Ngai
Review sách Meryl Streep – Nữ Hoàng Không Ngai
“Every American loves their national treasure, Meryl Streep, except Donald Trump.” (“Mọi người Mỹ đều yêu quý kho báu quốc gia của họ, Meryl Streep, ngoại trừ Donald Trump.”)
Đó là một câu nói tôi tình cờ thấy khi tìm đọc một số cảm nhận về người phụ nữ xuất chúng này – Meryl Streep. Như vậy cũng đủ để thấy Meryl Streep là một nhân vật đặc biệt đến thế nào. Nhưng cũng thật khó để có thể tóm lược toàn bộ những gì mà Michael Schulman muốn truyền tải thông qua cuốn sách này. Nó là bức chân dung của một người phụ nữ, một thời đại và cả một sự nghiệp, là tiểu sử đầu tiên được nghiên cứu kỹ lưỡng về Meryl Streep – “the Iron Lady”, cuốn sách nói về sự nghiệp diễn xuất, về người đã được đề cử mười chín giải Oscar và đã giành chiến thắng ba giải, khám phá sự khởi đầu của bà từ khi còn là một phụ nữ trẻ trong thập niên 1970 vật lộn với tình yêu, nữ quyền và tài năng đáng kinh ngạc của mình. Michael Schulman coi bà là “một trong những nữ diễn viên được đánh giá cao nhất ở Hollywood”, và cuốn sách “Meryl Streep – Nữ hoàng không ngai” là một cái nhìn thân mật về thời kỳ đỉnh cao nghệ thuật của nữ diễn viên vĩ đại nhất thế hệ thời bấy giờ, từ việc nổi tiếng tại quê nhà ở trường trung học ngoại ô New Jersey, qua những ngày đầu tiên trên sân khấu Đại học Vassar và Trường kịch nghệ Yale của những năm hoàng kim cho đến mối tình say đắm, ngắn ngủi của bà với nam diễn viên John Cazale; cuộc hôn nhân của bà với nhà điêu khắc Don Gummer; cũng như sự tiến hoá của bà từ khi còn là một phụ nữ trẻ của những năm 1970 vật lộn với những ý tưởng thay đổi về nữ quyền, hôn nhân, tình yêu và cả sự hy sinh.
Cuốn sách “Meryl Streep – Nữ hoàng không ngai” được viết bởi sự tâm huyết và lòng nhiệt thành của Michael Schulman, người đã mất rất nhiều công để lấy tư liệu cũng như khắc hoạ lại cả sự nghiệp huy hoàng của nữ diễn viên gạo cội này. Cuốn sách được ông chia ra làm các phần, mỗi phần được đặt theo một cái tên, đó là: Mary, Julie, Constance, Isabella, Fredo, Linda, Joanna. Những cái tên ấy có nghĩa là gì? Thoạt đầu tôi đã thắc mắc như vậy, nhưng đọc xong quyển sách, tôi nhận ra việc đặt tên như thế thật tuyệt vời. Bởi lẽ hãy cứ đọc đi rồi bạn sẽ biết – những cái tên làm nên tên tuổi của Meryl.
Còn nếu tự mình đặt tên cho những phần của cuốn sách, chắc có lẽ tôi sẽ chia nó ra làm hai nội dung chính: sự nghiệp diễn xuất; con người cũng như mối tình say đắm của Meryl.
Meryl Streep – nữ hoàng của sự hoá thân
Khi nhìn vào những thành tựu tuyệt vời mà Meryl Streep giành được xuyên suốt trong sự nghiệp của mình, người ta đã phải thốt lên nhiều câu hỏi rằng: “Điều gì thực sự đang diễn ra bên trong cái đầu phát sáng của Meryl Streep? Cốt lõi của tài năng phi thường đã mang lại cho bà, cho đến nay, những 19 đề cử giải Oscar và ba chiến thắng là gì? Làm thế nào mà bà ấy có thể biến hình, gần như ma quái, thành nhiều nhân vật khác nhau như vậy?” Sophie trong Lựa chọn của Sophie, Oscar lần thứ hai của bà (1982); Julia Child trong Julie và Julia (2009); và Margaret Thatcher, trong The Iron Lady, Oscar lần thứ ba (2011). Những thành công như vậy cho thấy mức độ nhập tâm ấn tượng của bà và khả năng siêu quan sát cũng như đồng cảm đối với mọi vai diễn. Thật vậy, Meryl cũng đã từng nói rằng, món quà tuyệt vời của con người chính là chúng ta có sức mạnh của sự đồng cảm.
Meryl Streep bén duyên với sân khấu kịch từ những năm tháng còn ngồi trên ghế của mái trường trung cấp. Đó là những năm tháng mà một thiếu nữ luôn đi tìm cho mình những hình mẫu lý tưởng. Nói như Michael Schulman thì Meryl Streep không phải luôn luôn là một nữ hoàng, dù lúc bấy giờ Meryl là một cô gái luôn nổi bật về tài năng và sắc đẹp, nhưng cô lại luôn đóng khung mình vào trong những hình mẫu của những cô nàng trên tạp chí, “đóng vai” một cô nàng queen bee Mỹ điển hình, học cách trở nên thật thu hút với mái tóc óng lên màu đồng và gương măt được trang điểm kĩ lưỡng, thậm chí cô còn thay đổi cả tiếng cười khúc khích của mình. Nhưng cũng từ những nỗ lực thay đổi bản thân ấy mà Meryl sớm nhận ra khả năng bắt chước hành động của người khác một cách hoàn hảo của chính mình “cứ như thể từ một người sao Hoả tạo dáng giống người Trái Đất”. Sự hoá thân ngay từ khi mới có 15 tuổi ấy đã biến Meryl Streep từ một cô vịt con xấu xí và thay vào đó là một “người thiếu nữ quyến rũ đến hoàn mĩ trên tạp chí Seventeen”.
Khi ấy, Michael Schulman đã ngay lập tức kết luận:
Cô là một kẻ bắt chước siêu đẳng.
Và rồi như một định mệnh, những lần bắt chước ấy của Meryl đã rèn cho cô khả năng diễn xuất siêu đỉnh, tới mức cô có thể trở nên ngây thơ hay láu lỉnh bất cứ lúc nào, chỉ cần cô muốn là được. Nhưng tài năng tuyệt vời ấy của Meryl đã chỉ thật sự được loé sáng khi cô bước vào những năm tháng ở Đại học Vassar (và sau đó là Trường kịch nghệ Yale). Trong lớp học cô lúc nào cũng là một nhân vật xuất sắc ở mọi mặt, tới mức mà đã có một cụm từ mới được lưu truyền trong đám sinh viên, đó là “to Streep it up” – “để Streep làm chủ”, một người bạn học đã định nghĩa rằng: “Làm chủ sân khấu, làm chủ nhân vật, làm khán giả chú ý tới mình”, cô đã trở thành một tấm gương cho cả lớp noi theo.
Cô ấy có thể nhảy, có thể bơi ba lượt trong hồ mà không cần lấy hơi. Cô ấy biết làm những món súp ngon miệng với phô mát Gruyère. Trong những giờ học nhào lộn cùng với vận động viên Olympic Don Tonry, cô ấy làm tất cả mọi người ngạc nhiên vì có thể thực hiện một màn nhào lộn về đằng sau ngay khi đang đứng. Trong lớp học đấu kiếm do kiếm sĩ Hungary Katalin Piros chỉ dẫn, cô ấy đã dùng chiếc gươm bịt đầu hệt như Errol Flynn. Một vài người đã hỏi liệu trước đó cô ấy từng luyện kiếm hay chưa, cô ấy chỉ trả lời rằng mình chưa luyện được nhiều lắm. Đây còn là con người không vậy?
Trong buổi lễ tốt nghiệp từ trường kịch nghệ Yale 1975, tất cả mọi người đứng cùng nhau tạo nên một biển người với những chiếc mũ và áo choàng màu tối như thường lệ – ngoại trừ Streep. Cô mặc một chiếc váy mùa hè màu trắng sáng nổi bật, và như Schulman nói, cô giống như một viên kim cương lấp lánh đang toả sáng giữa đám đông. Khi hồi tưởng lại, William Ivey Long, một người bạn học của cô đã nói: “Tất cả những nữ sinh khác trong lớp đều gọi cô là Đồ đĩ. Thế nhưng tại sao tôi lại không nghĩ như thế nhỉ?”
Những năm tháng toả sáng ở môi trường đại học đã đem đến cho Meryl vô vàn những vai diễn và cơ hội, cô được thoả sức thể hiện và học hỏi trau dồi kĩ năng diễn xuất của mình trong sự ngưỡng mộ (và cả những ghen tị) của mọi người. Để rồi đến năm 1975, Meryl Streep, một sinh viên trẻ tốt nghiệp đầy triển vọng của Trường nghệ kịch Yale, đã tìm thấy vị trí của mình trong sân khấu nhà hát New York. Đốt cháy với tài năng và tham vọng, cô ấy giống như hàng tá những diễn viên tham vọng, một người đẹp hai mươi tuổi đạp xe đi khắp nơi, ghi nhật ký, chợp mắt trước khi biểu diễn, và thức khuya để nói về việc diễn xuất cùng với đồng nghiệp và bạn diễn của mình trong quán bar. Tuy vậy Meryl tách biệt hẳn so với các đồng nghiệp của mình. Trong mùa đầu tiên ở New York, cô đã gây được sự chú ý khi xuất hiện trở đi trở lại trong các vở kịch Broadway, có một đề cử cho giải Tony Award và hai vai diễn trong tác phẩm của Shakespeare. Thậm chí, người ta còn truyền tai nhau câu nói rằng: “Her. Again” – “Cô ấy. Lại một lần nữa.”
Sau quãng thời gian học tập và các buổi biểu diễn trong các vở như 27 Wagons và A Memory of Two Mondays, Meryl Streep đã được chú ý nhiều hơn. Cô đã giành được giải thưởng Diễn xuất thế giới và được đề cử cho giải Drama Desk. Vào cuối tháng Ba, tức là chưa đầy một năm sau khi tốt nghiệp đại học, cô được đề cử giải Tony cho hai vở kịch của Phoenix.
Sự nghiệp diễn xuất của Meryl dường như không lúc nào ngơi nghỉ. Đã có những khoảng thời gian, trong cùng một thời điểm cô đã nhận vai cho ba vở diễn khác nhau với những nhân vật và cá tính hoàn toàn không giống nhau. Đó chính là lý do vì sao tôi gọi Meryl Streep là nữ hoàng của sự hoá thân. Trong vòng chưa đầy hai năm, cô đã là một ni cô, một công chúa Pháp, một cô gái điếm miền Nam, một thư ký Manhattan, một hoa khôi cuộc Nội chiến, một người hầu Nga vụng về và một người lính tham gia vào Đội quân Bảo vệ, đấy là còn chưa đề cập đến bộ sưu tập các vai diễn của cô ở Yale.
Nếu cô xuất hiện trong một bộ phim hay một vở nhạc kịch của Broadway ngay khi ra trường, cô có thể mãi mãi rập khuôn trong hình mẫu một cô gái tóc vàng xinh đẹp. Nhưng thay vào đó, cô lại làm một đièu mà chẳng mấy các nữ diễn viên trẻ trung, mảnh dẻ muốn làm: đóng vai một người phụ nữ hư hỏng nặng tới 104 ki-lô-gram đến từ vùng Mississippi.
Rất ít diễn viên điện ảnh có thể tự hào với những thành tựu nổi trội như Meryl Streep – người chiến thắng giải Oscar ba lần (cùng với vô số lần được đề cử); vai trò của bà bao gồm tất cả mọi thứ, từ kịch cao đến nhạc kịch và hài kịch; một sự nghiệp tích cực kéo dài 40 năm; một biểu tượng và một người có lối sống không thể thiếu với giọng nói và khả năng gần như siêu nhiên làm sống dậy những nhân vật thực sự (từ Karen Blixen đến Lindy Chamberlain đến Margaret Thatcher). Meryl có thể xuềnh xoàng trong Ironweed, quyến rũ trong The Devil Wears Prada, tà ác trong Doubt và có thể được nhận ra ngay lập tức trên thảm đỏ.
Một sự nghiệp lừng lẫy và không chỉ có vậy, Meryl Streep còn sở hữu những điều rất thú vị trong tính cách cũng như cuộc sống của mình. Bên cạnh những trang sách nói về việc diễn xuất kì tài của bà, Michael Schulman còn khai thác sâu đời tư của nữ diễn viên tài năng, đó là con người và tỉnh cảm của bà.
Meryl Streep – người phụ nữ khiêm tốn cùng câu chuyện tình yêu đẹp
Một trong những thành tựu đầu tiên đáng được nhắc tới nhất của Meryl Streep chính là vai diễn Linda của bà trong The Deer Hunter đã được đề cử trong giải Oscar dành cho nữ phụ xuất sắc nhất. Và bạn diễn của bà – John Cazale, cũng chính là người bạn đời đầu tiên cùng Meryl sống những quãng thời gian hạnh phúc.
John Cazale và Meryl gặp nhau khi cùng diễn trong vở Measure for Measure của Shakespears. Và sau buổi diễn đó, cả hai đã phải lòng nhau, Meryl Streep xuất hiện trong đầu ông như một làn gió mới, quyến rũ và không kém phần bí ẩn.
Cô ấy hấp dẫn hơn chiếc Datsun, hấp dẫn hơn một điếu xì gà, hấp dẫn hơn việc thắp được hai đầu một que diêm. Cô ấy đáng để anh dành cả một đêm ở bên cạnh, như một chiếc tivi màu – chỉ có điều là tuyệt vời hơn, bởi vì cô ấy mang quá nhiều màu sắc mà bạn không thể nắm bắt được hết.
Tất cả mọi người ngày hôm đó đều có thể cảm nhận được ngọn lửa bùng cháy ở cả hai người, một lực hút không chỉ toả ra trong vai diễn mà ở ngay trong ánh mắt khi họ diễn với nhau, và tất cả đều đã không lầm. Meryl và Cazale đã trở thành một đôi bạn đời hạnh phúc.
Chuyện tình yêu đẹp đôi khi không nằm ở những tháng ngày ngọt ngào, có thể là nỗi đau, bệnh tật, và cả sự hy sinh. Và đó cũng là điều mà cả hai người – Meryl và Cazale phải trải qua trong những tháng năm ông bị bệnh viêm phổi.
Robert De Niro tìm thấy Streep trong giai đoạn sản xuất vở The Cherry Orchard và gợi ý bà vào vai người tình của ông trong phim chiến tranh The Deer Hunter (1978). Và người ta nói rằng, Meryl đảm nhận vai diễn trong The Deer Hunter của Michael Cimino chỉ vì có một vai cho người bạn đời John Cazale (nổi tiếng với vai Fredo xấu số trong Godfather – Bố già I và II) của mình. Ông đã làm bộ phim trong khi đang điều trị bức xạ cho bệnh ung thư phổi. Cimino đã chiến đấu để Cazale ở lại trong bức tranh hoàn chỉnh của bộ phim khi công ty bảo hiểm có những ý kiến về ý tưởng này. Có một câu chuyện đó chính là người bạn thân kiêm bạn diễn của Cazale là Robert De Niro đã bỏ tiền túi của mình ra để đóng vai trò là người nộp trái phiếu bảo hiểm cho Cazale và đó là điều khiến cho John Cazale giữ được vai diễn của mình.
Cazale được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi trong lúc tham gia bộ phim này. Và Streep, với tình yêu nhiệt thành và tấm long tận tuỵ của mình, đã phải đảm nhận vai trò của một “cô bạn gái mập mờ, nhàm chán” bên cạnh Cazele trong thời gian ghi hình. Nhưng điều đó không hề làm bà cảm thấy tủi thân. Trái lại, Meryl luôn xuất hiện trước mặt Cazale với dáng vẻ vui tươi cùng những câu nói hài hước trong những ngày anh phải nằm trên giường bệnh.
Vào năm 1977, Cazale và Meryl sống trên một gác xép ở nơi được gọi là khu vực Tribeca của New York. Câu chuyện về Meryl ở đầu giường của Cazale khi anh nằm chờ chết thật sự là một trong những đoạn đau lòng. Bạn thường nghĩ rằng bạn biết tới các diễn viên điện ảnh thông qua những vai trò, hồ sơ tạp chí và các cuộc phỏng vấn trên TV của họ. Nhưng không phải vậy. Thứ ẩn chứa đằng sau đó mới là những giá trị cảm xúc đích thực chạm tới tâm hồn những người xung quanh.
Sau sự ra đi của người bạn đời khi ông chỉ mới 42 tuổi. Meryl đã phải trải qua những ngày sống như một người mộng du, ám ảnh với hình ảnh của Cazale và đau đáu nhớ về quá khứ, nhưng thời gian rồi cũng chữa lành tất cả, không lâu sau đó bà lại quay trở về với sự nghiệp và hình ảnh của mình, một “nữ hoàng không ngai” cực kỳ khiêm tốn.
“Ôi, lạy Chúa. Ôi, thôi nào!” – bà cất tiếng, yêu cầu đám đông trật tự. Bà bật cười: “Lúc họ gọi tên tôi, tôi cảm giác như có thể nghe thấy một nửa nước Mĩ la ó: Ôiiii, không. Ôiii, thôi nào. Tại sao? Lại-là-bà-ấy!”
Trong phút chốc, bà bỗng như bị tổn thương khi nghĩ đến cảm giác thất vọng của một nửa nước Mĩ. Nhưng sau đó bà cười xoà:
“Nhưng thôi… sao cũng được.”
Bị buộc tội là một người theo chủ nghĩa lịch sự, quá trang trọng và quá kỹ thuật nhưng Streep vẫn luôn là một sự bí ẩn hấp dẫn. Điểm nhấn của bà trong mắt mọi người thậm chí còn là một câu đùa dí dỏm: “I haaad a faaarm in Aaafrica…”
Nhưng những gì nằm đằng sau một Meryl sẽ là?
Tài năng, may mắn, kiên trì, thông minh và gặp đúng người vào đúng thời điểm tất cả đã đóng vai trò trong sự nghiệp của bà. Sự vươn lên thành ngôi sao của bà là không thể ngăn cản khi bà giành được nhiều giải thưởng như là nữ diễn viên vĩ đại nhất trong thế hệ của mình và là người phụ nữ tài năng nhất trong các bức ảnh.
Ngay cả trong những bộ phim tệ (và bà đã có những chia sẻ sòng phẳng), diễn xuất của bà hầu như luôn hấp dẫn. Cuốn sách của Schulman không chỉ là chân dung của một diễn viên khi còn là một thiếu nữ và nghệ thuật trong sự nghiệp của bà mà còn là sự tiết lộ về môi trường văn hóa của thành phố New York phá sản vào những năm 1970 bị phá vỡ khi rác thải chất đống trên đường phố. Những nghiên cứu về một phụ nữ trẻ có năng khiếu còn toát lên một cái nhìn hiếm hoi về cuộc đời của một nữ diễn viên sân khấu chăm chỉ trước khi cô trở nên nổi tiếng.
Bên cạnh những điều đó, một dặc điểm rất thú vị của Meryl từ thuở vị thành niên đến khi trở thành một diễn viên nổi tiếng đó chính là sự khiêm tốn của bà. Như Schulman đã nói, Meryl chưa bao giờ nghĩ mình là một người nổi bật hay xinh đẹp, bà luôn tỏ vẻ thờ ơ và phớt lờ trước những tờ báo náo loạn tên tuổi của mình, và thay vào đó, trước mặt mọi người sẽ là một Merly Streep hài hước với những câu đùa dí dỏm.
“Tôi thấy mấy anh kì quặc thật đó. Chẳng ai muốn bị quay phim chụp hình cả ngày ngoại trừ những người đang tranh cử. Tôi thì chẳng tranh cử bao giờ rồi. Thật kỳ cục khi tôi phải chia sẻ những khoảnh khắc riêng tư của mình với những người khác.”
Một phần trong Meryl ước gì cô vẫn là một “diễn viên thành công ở mức trung”, loại người mà không ai muốn tìm hiểu làm gì. Cô đang trên đường bay trở về nhà và chưa quen được với không khí loãng ở trên cao. Dường như luôn có một sự thất vọng đi kèm, nếu như có ai đó đặt Meryl cao hơn vị trí mà bản thân cô cảm thấy xứng đáng.
Quả là một người phụ nữ tuyệt vời, tựa như chiếc TV nhiều màu sắc, và bà còn thú vị hơn cả thế. Tôi có cảm giác như mình có thể ngồi cả ngày để nói về bà và những điều thú vị ở nữ diễn viên này.
Nhưng hãy để những phần mục trong cuốn sách của Michael Schulman đưa bạn đến với những sự thú vị không-bao-giờ-kết-thúc ấy. Đến bây giờ thì tôi đã hiểu tại sao “Meryl Streep – Nữ hoàng không ngai” lại là một trong những cuốn sách bán chạy nhất của New York Times. Và tôi vẫn còn luẩn quẩn mãi trong đầu câu nói rất hay của bà về sự diễn xuất:
Diễn xuất không phải một trò chơi. Nó là mọi khả năng mà ta có thể tưởng tượng ra. Giả vờ hay diễn xuất đều là kĩ năng sống quý báu, và tất cả chúng ta đều làm vậy. Chúng ta không muốn bị phát giác, nhưng dù thế nào, đó cũng là một phần thích nghi với cuộc sống của loài người. Chúng ta thay đổi bản thân mình để phù hợp cới nhu cầu của thời đại.
Cũng phải thôi, đôi khi diễn xuất là một phần thiết yếu của cuộc sống. Và tôi nghĩ tất cả chúng ta đều hiểu điều này.
Lời kết
Nữ hoàng không ngai – Meryl Streep sẽ là cuốn sách để ấn tượng với mỗi độc giả, tôi tin là vậy. Hãy tiến đến thế giới của điện ảnh và diễn xuất và cảm nhận luồng gió mới ở đó, nơi những cảm xúc đôi khi được giấu kín và mặt khuất của ánh hào quang nơi sân khấu sau lúc hạ rèm sẽ được tiết lộ.
Mua sách Meryl Streep – Nữ Hoàng Không Ngai ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Meryl Streep – Nữ Hoàng Không Ngai” khoảng 32.000đ đến 39.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Meryl Streep – Nữ Hoàng Không Ngai Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Meryl Streep – Nữ Hoàng Không Ngai Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Meryl Streep – Nữ Hoàng Không Ngai Fahasa” tại đây
Đọc sách Meryl Streep – Nữ Hoàng Không Ngai ebook pdf
Để download “sách Meryl Streep – Nữ Hoàng Không Ngai pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 19/09/2023 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free
Tags: Michael SchulmanNhà Xuất Bản Thế Giới
Nội dung liên quan: Michael SchulmanNhà Xuất Bản Thế Giới
Giới thiệu sách Meryl Streep – Nữ Hoàng Không Ngai – Tác