Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng

admin

Nội dung liên quan: Alexandra David NeelNhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM

Nội dung liên quan: Alexandra David NeelNhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCMTop 10 cuốn sách của dịch giả Nguyên Phong

Giới thiệu sách Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng – Tác giả Alexandra David Neel

Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng

Hành trình 12 năm trong đất Phật huyền bí

Gần 100 năm kể từ ngày ra mắt, Mystyquet et Magiciens du Tibet, cuốn sách vang dội châu Âu của nữ tác giả người Pháp Alexandra David – Neel, mới có dịp đến tay bạn đọc Việt Nam với tên gọi Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng. Cuốn sách là một thiên phóng sự đáng kinh ngạc của tác giả trong hành trình xuyên qua vùng đất Tây Tạng để khám phá các huyền thuật của đạo sĩ nơi đây.

Với ý định tiếp kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13 đang lánh nạn tại Ấn Độ (vì xung đột chính trị với triều đại Mãn Thanh), Alexandra David – Neel không ngờ các bí mật về huyền thuật Tây Tạng lẫn lời chỉ dẫn sâu xa của những vị đạo sư đã dẫn bà đi xa hơn dự định ban đầu của mình. Sau 12 năm rong ruổi khắp Tây Tạng, Alexandra đã để lại tập sách Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng như một công trình nghiên cứu quan trọng về vùng đất đầy bí ẩn này.

Trước khi cuốn sách của Alexandra ra đời, huyền thuật Tây Tạng hoặc chỉ được biết đến như những câu chuyện hư ảo về phù phép, bùa chú hoặc bị những nhà nghiên cứu Phật học chính thống ở phương Tây xem là mê tín dị đoan. Tác giả Alexandra David – Neel chính là người phụ nữ ngoại quốc đầu tiên với kiến thức Phật học của mình đã đặt chân đến Tây Tạng để tận mắt chứng kiến và ghi chép những hiện tượng kì bí.

“Người ta không thể giải thích vì sao Tây Tạng lại có sức hấp dẫn kỳ lạ như vậy nếu họ không đặt chân đến đây, nếu họ không trầm mình vào bầu không khí trang nghiêm tĩnh lặng, nếu họ không biết lắng nghe những âm thanh mơ hồ trong gió, hay nhìn thấy những hình ảnh kỳ lạ chập chờn trong sương mù, hư hư thực thực.” – Lời Alexandra trong tập sách.

Nữ tác giả Alexandra David – Neel đã nỗ lực lý giải những hiện tượng siêu nhiên của huyền thuật Tây Tạng dưới con mắt quan sát nhạy bén và kiến thức thu nhặt được trong hành trình của mình. Xuyên suốt tập sách, tác giả đã kể lại những câu chuyện về bí thuật của các đạo sĩ Tây Tạng, phương pháp tu tập – thiền định của họ và cả những truyền thuyết bà được nghe kể dọc chặng đường.

Dù trước khi lên đường chu du Tây Tạng, Alexandra là một học giả nổi tiếng về Phật giáo nhưng dường như mỗi một câu chuyện về các đạo sĩ hay truyền thống tu tập của họ đều trở nên lạ lẫm đối với bà. Rõ ràng, Tây Tạng, một vùng đất huyền diệu, đã khiến Alexandra không thể lý giải những gì xảy ra theo logic, ngôn ngữ của một người nghiên cứu hay ít nhất là của một người phương Tây.

Với lối trần thuật đậm chất phóng sự du ký, những trang sách của Alexandra không chỉ mở ra cho các độc giả phương Tây đầu thế kỉ 20 cái nhìn rõ nét hơn về Tây Tạng mà còn giúp các nhà nghiên cứu có thêm tư liệu để khảo cứu về năng lực con người. Mặc cho đã trải qua 100 năm kể từ lần đầu xuất bản, cuốn sách vẫn đem đến người đọc sự bất ngờ về Tây Tạng, bởi cho đến tận ngày nay, khi thế giới trở nên rộng mở hơn bao giờ hết thì những câu chuyện huyền bí ấy vẫn cứ mờ ảo như dãy núi Hi Mã Lạp Sơn quanh năm tuyết phủ.

Có thể xem Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng có giá trị tựa cuốn du kí phương Đông danh tiếng của nhà phiêu lưu Marco Polo. Bên cạnh hành trình về huyền thuật Tây Tạng, cuốn sách của Alexandra David – Neel còn là những ghi chép thú vị liên quan đến các sự kiện lịch sử ở nơi này như việc mô tả chuỗi ngày lánh nạn ở Ấn Độ của Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13 hay những cải cách tôn giáo đột phá của vua Sidkeong Namgyal xứ Sikkim.

Những nhân vật gắn liền với cuộc hành trình của Alexandra có người ẩn danh, vô danh nhưng cũng có người quyết định vận mệnh của cả một đất nước rộng lớn. Cũng chính vì vậy, Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng đã tạo nên một cảm hứng mạnh mẽ ở người xem về vùng đất Tây Tạng với bao thăng trầm chứ không đơn thuần chỉ là những truyền thuyết hư ảo được phủ một lớp mầu nhiệm lấp lánh nào đó.

Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng

Đánh giá Sách Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng

1. Với mình 1/4 đầu cuốn sách mới là thú vị. Khi đó tác giả, 1 nhà văn Pháp, đứng từ góc nhìn của người ngoài cuộc để quan sát những tập quán và sinh hoạt tôn giáo của người Tây Tạng. Những “pháp thuật” được tả lại không quá cao siêu, có thể lý giải bằng khoa học, ví dụ như khái niệm xa luân, cách tu sĩ dẫn dắt người chết lên thiên đường. Mình rất thích đoạn này. Linh hồn người chết đi về đâu là do tư tưởng/ý niệm cuối cùng của người đó khi chết. Nếu người đó sợ hãi, họ sẽ thấy những hình ảnh xấu xí, đáng sợ khi chết. Còn nếu họ vui vẻ, nhẹ nhõm, cái chết sẽ đẹp đẽ và chính là thiên đường. Vai trò của tu sĩ chính là dẫn dắt cho tư tưởng người chết để biết “cách” đi đến thiên đàng là như vậy.

2. Cuốn sách mở đầu bằng cuộc gặp gỡ kỳ lạ tại Ấn Độ giữa một người phụ nữ da trắng với đức Đạt Lai Lạt Ma. Trong cuộc gặp gỡ ngắn ngủi ấy, Đạt Lai Lạt Ma khuyên người phụ nữ hãy học tiếng Tây Tạng để tìm hiểu về xứ sở của ngài. Bà rất ngạc nhiên vì chưa hề có ý định vào Tây Tạng. Người phụ nữ đó chính là tác giả cuốn sách, bà Alexandra David-Neel. Và quả thật, bằng nhiều mối duyên kỳ lạ, thực hiện một chuyến du hành đằng đẵng hơn 12 năm tìm hiểu truyền thống Phật giáo và các môn huyền thuật kỳ ảo. Có khi bà đến một tu viện hẻo lánh ở thâm sơn cùng cốc, có khi lên đỉnh Tuyết Sơn tu nhập thất, bà còn đến tận thủ đô Lhasa gặp gỡ đức Ban Thiền Lạt Ma.

3. Một cuốn sách hay về đề tài khoa học sự sống và tâm linh. Sách cuốn hút bởi những khả năng đặc biệt của con người. Cách diễn đạt hấp dẫn và lôi cuốn của Nguyên Phong khiến tôi không muốn buông cuốn sách xuống khi chưa đọc hết.

4. Nội dung sách khá xa lạ và mới mẻ, nói về những huyền thuật bí ẩn ((lửa tam muội, khinh công,…) tại một vùng đất huyền bí – Tây Tạng, những điều mà chúng ta tưởng chừng chỉ được nhìn thấy trên phim ảnh. Đọc để mở rộng kiến thức về thế giới huyền bí.

5. Một câu chuyện khơi nguồn cảm hứng tâm linh, cũng như tiếp thêm sức mạnh trên con đường tu tập. Trong Phật giáo việc tin tưởng thôi chưa đủ, quan trọng hơn vẫn và sự thực hành. Câu chuyện tường thuật lại hành trình đi tìm đạo Alexandra David – Neel của cũng như thu thập các hiện tựng kì bí tại Tây Tạng một đất nước nỗi tiếng kín đáo, khó xâm nhập bởi người ngoại quốc, bởi địa hình hiểm trở và không khí linh thiêng của nó. Alexandra David – Neel (1868 – 1969) là người phụ nữ da trắng đầu tiên du hành khắp Tây Tạng và đến được thủ đô Lhasa, một chuyến du hành vô cùng gian nan và khắc nghiệp với một phụ nữ. Nhưng với ý chí và lòng cầu đạo đã giúp bà an toàn vượt qua tất cả. Thậm chí, trong những trường hợp nan giải bà còn cải trang thành nam để vượt qua biên giới ấn độ. Một cuốn sách thật sự đáng đọc đối với những ai là fan của dịch giả Nguyên Phong và có một sự hứng thú với nền văn hóa của các đất nước phương Đông.

Review sách Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng

Review sách Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng

Thế giới kỳ bí của Huyền Thuật và các đạo sĩ Tây Tạng

Vị đạo sĩ đầu tóc rối bù, quần áo rách rưới vung tay lên, người đàn ông đứng cách đó mấy mét ngã văng vào bức tường, ôm ngực đau đớn, trên ngực anh ta xuất hiện vết thâm tím rõ ràng như vừa bị đánh trúng…

Tôi vốn say mê các xứ sở lạ lùng, niềm say mê đó dẫn dắt tôi tìm đọc nhiều quyển sách về Ấn Độ, Trung Hoa, Ai Cập,… nhưng thật sự hiếm có quyển sách nào khiến tôi đọc một mạch và chỉ bỏ xuống khi đã đọc đến trang cuối cùng như Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng.

Cuốn sách mở đầu bằng cuộc gặp gỡ kỳ lạ tại Ấn Độ giữa một người phụ nữ da trắng với đức Đạt Lai Lạt Ma. Trong cuộc gặp gỡ ngắn ngủi ấy, Đạt Lai Lạt Ma khuyên người phụ nữ hãy học tiếng Tây Tạng để tìm hiểu về xứ sở của ngài. Bà rất ngạc nhiên vì chưa hề có ý định vào Tây Tạng. Người phụ nữ đó chính là tác giả cuốn sách, bà Alexandra David-Neel. Và quả thật, bằng nhiều mối duyên kỳ lạ, thực hiện một chuyến du hành đằng đẵng hơn 12 năm tìm hiểu truyền thống Phật giáo và các môn huyền thuật kỳ ảo. Có khi bà đến một tu viện hẻo lánh ở thâm sơn cùng cốc, có khi lên đỉnh Tuyết Sơn tu nhập thất, bà còn đến tận thủ đô Lhasa gặp gỡ đức Ban Thiền Lạt Ma.

Ngày nay có thể Tây Tạng không còn quá lạ lùng, nhưng Tây Tạng đầu thế kỷ 20 trong sách rợn ngợp những điều bí ẩn, những phép mầu mà một người lần đầu tiếp xúc không thể lý giải được: hiện tượng quỷ nhập tràng và chịu sự sai khiến của các đạo sĩ; thuật khai mở luồng lửa tam muội, cởi trần giữa tuyết mà không biết lạnh; các vị tu hành hóa thân qua nhiều kiếp mà giữ lại ký ức của kiếp trước; người chết sống lại; những con dao ẩn chứa pháp lực của các đạo sĩ có thể tự tung tự tác khi người chủ qua đời; giao tiếp bằng suy nghĩ; thuật khinh công, người luyện có thể đi bộ nhanh hơn ngựa phi nước đại. Và còn nhiều điều bí ẩn mà tác giả mắt thấy tai nghe và kể lại chi tiết. Thậm chí bản thân bà đã kinh qua các hình thức ẩn tu, luyện lửa tam muội và chứng ngộ được nhiều điều.

Huyền thuật là sự kết hợp giữa các phương pháp bí truyền của Bon Pa, một tôn giáo cổ xưa của người Tây Tạng, và thiền định của Phật giáo. Người tu luyện huyền thuật có thể làm ra nhiều bùa phép thần thông kỳ lạ. Và trên đất nước Tây Tạng, bất cứ đâu người ta cũng có thể bắt gặp những bùa phép ấy. Ở đó, ảo và thực đan xen nhau. Bất cứ người nào cũng có thể có thể là một đạo sĩ huyền thuật, kể cả một tên ăn mày .

Càng biết thì càng thấy sự huyền nhiệm nơi đây thật đậm đặc, vượt ra ngoài sức tưởng tượng của con người. Đi đến cùng những hiện tượng kỳ bí, tác giả kết lại hành trình cầu đạo dài đằng đẵng của mình rằng bất cứ huyền môn nào cũng chỉ là do tâm trí con người tạo ra. Mỗi người đều ẩn chứa những năng lực mạnh mẽ chưa được khai thông. Và như một tu sĩ xứ này đã nói: “Càng học hỏi người ta sẽ càng thấy mình không biết gì hết”.

Mua sách Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng” khoảng 64.000đ đến 72.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng Shopee” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng Tiki” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng Fahasa” tại đây

Đọc sách Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng ebook pdf

Để download “sách Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 19/09/2023 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

[Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf]

Tags: Alexandra David NeelNhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCMTop 10 cuốn sách của dịch giả Nguyên Phong

Tôi muốn tải sách





Nội dung liên quan: Alexandra David NeelNhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM

Share This Article
Leave a comment