Đòi nợ sao cho đúng luật

admin

Đòi nợ sao cho đúng luật?
Chào mừng quý vị và các bạn quay trở lại với kênh “Lời Khuyên Pháp Lý”. Trong video ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về chủ đề. Đòi nợ sao cho đúng luật. Đòi nợ chưa bao giờ là chuyện dễ dàng nhất là với những con nợ

Đòi nợ sao cho đúng luật?

Chào mừng quý vị và các bạn quay trở lại với kênh “Lời Khuyên Pháp Lý”. Trong video ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về chủ đề. Đòi nợ sao cho đúng luật. Đòi nợ chưa bao giờ là chuyện dễ dàng nhất là với những con nợ chây lì lâu năm. Khi vay thì ăn nỉ ỉ ôi, hứa hẹn đủ điều. nói ngon nói ngọt, đến lúc đòi lại nói thôi thôi . đừng đòi, hoặc chưa có, không có để trả. thậm chí còn cố tình tránh mặt. Việc đòi nợ với những số tiền lớn hàng trăm triệu đến hàng tỉ đồng. còn phải cẩn trọng hơn bao giờ hết. Dù chúng ta là chủ nợ có bức xúc đến đâu . cũng không được phép làm tổn hại đến con nợ. Vậy, phải đòi nợ sao cho đúng luật?. Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu bản chất của việc vay tiền, vay bạc là như thế nào cái đã. việc vay tiền vay bạc với nhau là 01 quan hệ dân sự, chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự.

Theo đó các bên viết giấy tờ vay tiền nên đã thiết lập là 01 hợp đồng vay tài sản. Theo, Điều 463 BLDS. Hợp đồng vay tài sản. Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản. cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản . cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi . nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Hợp đồng vay tài sản không có quy định bắt buộc phải công chứng, chứng thực . nên giấy vay tiền được lập giữa bạn và bên đi vay là phù hợp quy định của pháp luật. Trường hợp con nợ và chủ nợ đã có viết giấy vay tiền thì xem như giữa hai bên . đã giao kết hợp đồng vay tài sản và theo đó sẽ làm . phát sinh quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Về cơ bản, để thu hồi nợ đều cần có hiểu biết về luật và quy định.

Đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ hợp pháp, liên hệ và tiếp cận với con nợ. thuyết phục và yêu cầu họ thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên, không phải người dân nào cũng am hiểu pháp luật. Dẫn đến một số người có những hành vi đòi nợ trái luật, cực đoan. thậm chí rơi vào con đường lao lý chỉ vì không hiểu biết pháp luật. Nhiều người thường trực tiếp tìm đến người đang thuê, mượn, vay nợ tài sản . để yêu cầu trả tài sản. Khi gặp mặt thì các bên không tránh khỏi lời qua tiếng lại. có người vay nợ không có tiền trả thật nhưng lại có người cố tình chây ì, . viện đủ mọi lý do, cố tình không trả tài sản . . Thậm chí có những người còn có thái độ thách thức, khiêu khích người đi đòi dẫn đến . người đi đòi nóng nảy, bực tức, phẫn nộ, không kiềm chế được hành vi, cảm xúc . của bản thân mà sử dụng vũ lực để yêu cầu bên vay nợ, thuê, mượn phải trả tài sản.

Hoặc tự ý lấy tài sản mang về. Tất cả hành vi đi đòi nợ như vậy đều là hành vi đòi nợ trái pháp luật. Để hiểu rõ đòi nợ sao cho đúng luật, thì chúng ta phải biết những hành vi nào . là trái luật, để từ đó tránh rơi vào những trường hợp trái luật này. khi không rơi vào các trường hợp trái luật này thì được coi là đúng luật. Sau đây, chúng ta sẽ làm rõ 5 hành vi đòi nợ trái luật phổ biến. hay xảy ra trên thực tế và thực tiễn đã xét xử nhiều vụ án liên quan đến các hành vi này. Trường hợp 1. Nếu trong quá trình đến nhà con nợ để đòi nợ mà xảy ra xô xát, . đánh nhau, chủ nợ do bức xúc, bực tức mà đánh con nợ bị thương tích. việc chủ nợ đánh con nợ chỉ đơn thuần đánh cho bỏ tức thì tùy theo tính chất, mức độ. có thể thỏa mãn dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích. gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 134, Bộ Luật hình sự.

Trường hợp 2. Nếu trong quá trình đến nhà đòi nợ, chủ nợ sử dụng vũ lực, đe dọa . dùng vũ lực ngay tức khắc như mang dao, kiếm đến nhà chém con nợ . hoặc dọa chém, làm cho con nợ lâm vào tình trạng không thể chống cự được . rồi tự ý lấy đi tài sản khi không có sự đồng ý của họ để trừ nợ thì hành vi này có thể . thỏa mãn dấu hiệu về tội “Cướp tài sản” được quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự. Trường hợp 3. Nếu trong quá trình đến nhà đòi nợ, chủ nợ đe dọa sẽ dùng vũ lực . hoặc có thủ đoạn khác như dẫn đông người đến nhà, rồi rút dao, kiếm ra trước mặt . con nợ để thị uy, cố tính để con nợ thấy sợ, hoặc ném đá bay ngang trước mặt con nợ. mục đích uy hiếp tinh thần con nợ, làm con nợ sợ mà không dám phản ứng rồi. tự ý lấy đi tài sản khi không có sự đồng ý của họ để trừ nợ thì hành vi này có thể.

Thỏa mãn dấu hiệu về tội “Cưỡng đoạt tài sản” quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự. Trường hợp 4. Nếu chủ nợ đến nhà bắt con nợ lên xe mang đi đến 01 địa điểm khác. hoặc gặp con nợ trên đường thì bắt lên xe mang đi đến 01 địa điểm khác, rồi sau đó. đánh đập ép con nợ phải gọi điện về nhà cho gia đình, cho bố, mẹ, hoặc vợ để. yêu cầu người nhà mang tiền đến trả nợ thay cho con nợ, thì hành vi này có thể . thỏa mãn dấu hiệu của tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 169 BLHS. Trường hợp 5. Nếu Chủ nợ có một trong các hành vi bắt, giữ hoặc giam nhốt con nợ. ép viết giấy nhận nợ thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội . Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật quy định tại Điều 157 BLHS. Lưu ý: Nếu chủ nợ thuê đối tượng khác đi đòi nợ, người được thuê sử dụng những . biện pháp đòi nợ trái pháp luật như đã kể trên thì chủ nợ cũng.

Chịu trách nhiệm với vai trò đồng phạm, chủ mưu, cầm đầu, hoặc xúi giục. Vậy, Làm thế nào để đòi được nợ mà không phạm luật? đây là câu hỏi đáng giá ngàn đô.. Thực tế hiện nay thì các quan hệ tranh chấp về tài sản như vay nợ, cho mượn, cho thuê, diễn ra khá phổ biến. Để không vi phạm các quy định của pháp luật, chủ nợ không được trực tiếp thực hiện hoặc gián tiếp thuê người thực hiện. các hành vi đòi nợ cực đoan gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm. sức khỏe và tính mạng của người vay cũng như người thân của họ. Nếu hết thời hạn cho vay mà bên vay vẫn chưa trả nợ, không trả nợ theo đúng . thời hạn đã thỏa thuận thì bạn có quyền yêu cầu bên vay thực hiện đúng và đầy đủ . nghĩa vụ này. Nếu bên vay cố tình không thực hiện nghĩa vụ . thì bạn có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án xét xử, bảo vệ quyền lợi của mình.

Bạn khởi kiện bên vay ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vay cư trú để yêu cầu. tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Khi nộp hồ sơ khởi kiện, Bạn phải cung cấp các chứng cứ chứng minh yêu cầu khởi kiện. Phán quyết của Tòa án sẽ là phán quyết có hiệu lực thi hành đối với các bên. Có nghĩa là khi không thỏa thuận được, không đàm phán được, đòi mà không trả . thì chúng ta hãy nhờ đến pháp luật chứ tuyệt đối . không đụng tay đụng chân đến con nợ để tránh những thiệt hại không đáng có. Trường hợp, Khi nhận thấy hành vi vay tiền của người đi vay có dấu hiệu của tội phạm. như có hành vi gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản . mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả thì chủ nợ có thể trình báo, tố giác tới cơ quan công an. để xem xét xử lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Đó mới là cách đòi nợ hợp pháp. Lời khuyên cho các bạn: . 1. Trước khi cho ai vay tiền thì người cho vay cần phải tìm hiểu kỹ về người vay, xem họ có khả năng trả được nợ không, họ có uy tín không, . 2. Khi cho vay phải lập hợp đồng vay tiền và nên công chứng, chứng thực thì càng tốt.. 3. Cho vay với lãi suất đúng quy định, không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. 4. Đòi nợ đúng luật. Không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, không uy hiếp tinh thần. không bắt giữ người vay trái pháp luật, không tự lấy đi tài sản của con nợ khi không có sự đồng ý của họ để trừ nợ. Trong trường hợp sử dụng những biện pháp khác, ngoài biện pháp khởi kiện tại Tòa án . thì người cho vay trước khi xử lý cũng phải tìm hiểu về pháp luật hoặc hỏi ý kiến của các luật gia, chuyên gia pháp lý . về những việc mình làm, sẽ làm xem hậu quả cụ thể xảy ra có vi phạm pháp luật hay không.


https://youtu.be/573xHdsHzO4Đòi nợ sao cho đúng luật?
Chào mừng quý vị và các bạn quay trở lại với kênh “Lời Khuyên Pháp Lý”. Trong video ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về chủ đề. Đòi nợ sao cho đúng luật. Đòi nợ chưa bao giờ là chuyện dễ dàng nhất là với những con nợ

Share This Article
Leave a comment