Nội dung liên quan: Nguyên PhongNhà Xuất Bản Tổng HợpTop 5 cuốn sách đ
Nội dung liên quan: Nguyên PhongNhà Xuất Bản Tổng HợpTop 5 cuốn sách đọc và đi
Giới thiệu sách Dấu Chân Trên Cát – Tác giả Nguyên Phong
“Dấu chân trên cát” là tác phẩm được dịch giả Nguyên Phong phóng tác kể về xã hội Ai Cập thế kỷ thứ XIV trước CN, qua lời kể của nhân vật chính – Sinuhe.
Ngày nay, người ta biết đến triều đại các vua chúa Ai Cập thời cổ qua sách vở của người Hy Lạp. Sở dĩ các sử gia Hy Lạp biết được các chi tiết này vì họ đã học hỏi từ người Ai Cập bị đày biệt xứ tên là Sinuhe. Đây là một nhân vật lạ lùng, đã có công mang văn minh Ai Cập truyền vào Hy Lạp khi quốc gia này còn ở tình trạng kém mở mang so với Ai Cập lúc đó.
Các sử gia ngày nay đã đưa ra nhiều giả thuyết về nhân vật Sinuhe này. Có người cho rằng ông là một lái buôn đến Hy Lạp lập nghiệp, nhưng làm sao lái buôn lại mở trường dạy học và để lại nhiều tài liệu quý giá như thế được? Từ ngàn xưa, chỉ riêng giai cấp vua chúa là giáo sĩ mới được hưởng quy chế giáo dục toàn vẹn như vậy mà thôi.
Do đó, một số người cho rằng ông thuộc giai cấp giáo sĩ, nhưng việc một giáo sĩ Ai Cập đến mở trường dạy học tại Hy Lạp cũng là điều khó chấp nhận. Mặc dù khi đó văn minh Hy Lạp chưa tiến bộ như Ai Cập nhưng giáo xứ này phát triển rất mạnh, hiển nhiên các giáo sĩ Hy Lạp không thể chấp nhận cho một giáo sĩ ngoại quốc đến mở trường dạy học tại thánh địa Olympia của họ được.
Nếu thế thì phải chăng Sinuhe thuộc giai cấp hoàng tộc? Điều này xét ra cũng không có lý vì một người thuộc giai cấp hoàng tộc không thể bị đày biệt xứ. Luật pháp Ai Cập chủ trương xử tử những kẻ trong hoàng tộc nếu họ vi phạm một tội trọng nào đó chứ không có lệ bị đày biệt xứ, vì các vua Pharaoh rất sợ những người trong bọn họ chiêu binh mãi mã làm phản.
Việc một người Ai Cập, thân thế mơ hồ, bị đày biệt xứ, đến mở trường dạy học tại Athens, trung tâm văn hóa của Hy Lạp, vẫn là một bí mật đến nay các nhà khảo cổ chưa tìm ra được câu trả lời.
Mặc dù là tiểu thuyết lịch sử về xã hội Ai Cập cổ đại, song nhiều vấn đề được nêu ra trong tác phẩm vẫn có ý nghĩa thời sự trong thế giới ngày nay. Đó là lý do khiến cho tác phẩm không chỉ giữ được sự cuốn hút đối với bạn đọc Việt Nam và rất nhiều nơi trên thế giới trong hơn nửa thế kỷ qua.
Bạn sẽ không thể rời mắt khỏi những dòng văn viết với ý tứ sâu sắc của một người con xa quê hương: “Người Ai Cập có thành ngữ: “Kẻ nào đã uống nước sông Nile thì không thể nào uống nước ở đâu được nữa”. Quả thế tuy sống tại Hy Lạp nhưng không bao giờ tôi có thể quên được Ai Cập quê hương thân yêu của tôi.
Dường như những miền nào xây dựng trên mặt cát, chỉ huy hoàng trong một thời gian rất ngắn rồi tàn lụi, nhưng mấy ai chịu để ý đến điều ấy. Cũng như những vết dấu chân trên cát chỉ tồn tại một thoáng giây rồi phai mờ, huyền thoại về một người Ai Cập qua Hy Lạp mở trường dạy học, đào tạo nhiều thế hệ học trò xuất sắc chỉ còn là một câu chuyện mơ hồ trong cuộc sống ồn ào, náo nhiệt ngày nay.
Dấu Chân Trên Cát
Đánh giá Sách Dấu Chân Trên Cát
1. Điểm cộng là sách rất hay. Tác giả Nguyên Phong luôn viết về những đề tài tôn giáo, triết học rất hay. Cuốn này viết về sự phát triển của triều đại Ai Cập xưa và những môn khoa học phát triển của họ mà hiện giờ đã bị chôn vùi dưới lớp sa mạc. Mình rất mong đọc được thêm nhiều hơn nữa về Ai Cập mà thú vị như cuốn sách này. Cuốn này mình đọc 1 hơi 2 ngày là hết cuốn. Rất nên đọc.
2. Truyện này kể về nhân vật chín Sinuhe – trong tiếng Ai Cập nghĩa là cô độc. Từ hàng ngàn năm trước, nền văn minh Ai Cập đã có bước phát triển vượt bậc, đã có những người đi trước thời đại nhưng do 1 mình trước ngọn sóng dữ không thể nào vượt qua được. Ngọn sóng dữ ở đây là những người bảo thủ luôn đi theo cái cũ không chịu thay đổi vì đụng chạm tới lợi ích cá nhân, và đặc biệt nhất là đụng tới cái “tôi”. Nhân vật chính Sinuhe là một y sĩ thanh cao, một y sĩ chân chính của người nghèo. Sinuhe từng tự hào vì của cải, danh vọng không thể mua chuộc được mình, nhưng nào đâu có ngờ, anh lại đánh mất tất cả – sự tự tôn, tính lương thiện và cả gia sản bởi mối tình đầu của mình – cô kỹ nữ xinh đẹp Nefer. Để rồi Sinuhe cũng mất tới 10 năm lưu lạc tại Palestine, chìm ngập trong lòng oán hận, mãi về sau anh mới nhận ra không có tình yêu nào trường tồn, vĩnh viễn.
3. Cuốn sách này càng đọc mình chỉ càng thấy nhiều điểm yêu thích, cố tìm ra một điểm để không thích cũng không thấy được. Chính vì có quá nhiều điều mình thích nên khi đọc cuốn sách này xong, mình rất muốn giới thiệu và chia sẻ cho mọi người cùng đọc nhưng lại không biết phải bắt đầu từ đâu. Sau nhiều giờ ngồi hệ thống lại một mớ cảm xúc lộn xộn, cuối cùng, mình cũng tóm lại được bốn điều mình thấy đắt giá nhất khi đọc được cuốn sách này, hy vọng sẽ góp phần mang cuốn sách này đến được tay nhiều người hơn. Đầu tiên, nếu mọi người đã yêu thích những câu chuyện hay triết lý sâu sắc trong cuốn Nhà giả kim thì mình nghĩ cuốn sách này cũng sẽ mang lại những điều tương tự. Cá nhân mình thì cuốn sách này gần gũi và mình thích nó hơn cả Nhà giả kim nữa. “Con đường danh lợi mà chúng ta đang theo đuổi có những khó khăn, trở ngại của nó. Nhưng con đường tinh thần mà ngươi muốn theo đuổi còn khó khăn hơn gấp bội. Ngươi còn trẻ, nhiều nhiệt huyết và lý tưởng nhưng ngươi cần biết rằng con đường mà ngươi muốn đi thật không dễ dàng chút nào đâu. Ngươi hãy suy nghĩ cho kỹ trước khi chọn lựa và khi quyết định một con đường nào thì hãy đi cho đến cùng. Đừng để xao lãng. Một ngày nào đó, ngươi sẽ hiểu điều ta nói”
Review sách Dấu Chân Trên Cát
Review sách Dấu Chân Trên Cát
“Dấu chân trên cát” là tiểu thuyết dã sử hấp dẫn, đặt trên nền bối cảnh là đất nước Ai Cập cổ đại, huyền bí được GS. John Vũ (Nguyên Phong) phóng tác. Đây là cuốn tiểu thuyết không thể bỏ qua với những người đam mê tìm hiểu văn hóa, tâm linh và ý nghĩa cuộc đời.
“Dấu chân trên cát” được viết dưới ngôi thứ nhất, là góc nhìn và lời tự thuật của nhân vật chính Sinuhe – một y sĩ có biệt danh là Y sĩ cô độc sống ở Ai Cập vào thế kỷ thứ XIV trước Công Nguyên.
Tương truyền, Sinuhe là một người Ai Cập nhưng đã đến Hy Lạp mở trường dạy học. Sinuhe có rất đông học trò. Sau khi ông qua đời, học trò của ông đã góp phần xây dựng Hy Lạp trở thành một quốc gia văn minh, hùng cường mà các thế hệ sau này gọi là “thời buổi hoàng kim của các triết gia”. Học trò của ông là Plato, Aristotle, Socrates, Epictetus…
Vậy Sinuhe là ai và làm thế nào mà một giáo sĩ ngoại quốc có thể đến Hy Lạp có thể mở trường dạy học và để lại những kho tàng tri thức quý báu đến vậy?
Theo lời kể, Sihune là con của một cặp vợ chồng y sĩ Sen Moot. Từ nhỏ, ông đã được tiếp cận y thuật nhờ quan sát người cha – người y sỹ tài năng, đức độ. Cha của Sinuhe rất giỏi trị bệnh, mổ xẻ, trong đó có cả kỹ thuật mổ sọ. Sinuhe được cha mẹ dạy rằng: “Những tài sản tình cảm, những tài sản tinh thần, những tài sản tâm linh, mới là những tài sản vô giá, mới là những tài sản bền lâu, thanh cao”.
16 tuổi, Sinuhe được gửi vào trường y khoa Abydos – một trong những trường y khoa nổi tiếng nhất Ai Cập thời bấy giờ. Tại đây, Sinuhe được học môn Khoa học của Sự sống – môn khoa học về việc chữa trị bệnh tật và sống thuận hòa với tự nhiên. Sinuhe được đạo trưởng Akhanuxem tiết lộ, có những căn bệnh quái ác vượt ngoài tầm nghiên cứu của Khoa học của sự sống và nguyên nhân gây bệnh thuộc về cõi giới bên kia cửa tử, xuất phát một kiếp sống khác. Đó cũng là đối tượng nghiên cứu của Khoa học của sự chết.
Liên tục trong hành trình của mình, Sinuhe trải qua nhiều biến cố, thăng trầm trong cuộc đời. Cuối cùng ông chọn con đường bị lưu đày khỏi Ai Cập để hướng tới theo đuổi những giá trị lớn hơn. Nhưng dù đã “phát dương quang đại” những tư tưởng minh triết như thế nào, cuộc đời huyền thoại của Sinuhe cuối cùng giống như “dấu chân trên cát”, huy hoàng rực rỡ rồi quay trở về ẩn chứa, tiềm tàng trong lớp cát bụi của thời gian.
“Dấu chân trên cát” cũng là một câu chuyện sâu sắc về tình yêu và bản ngã con người. Tình yêu đã tạo nên khúc quanh lịch sử của các triều đại, tình yêu đưa con người lên đỉnh vinh quang, đồng thời cũng vùi dập biết bao kẻ “thân bại danh liệt”. Và câu chuyện của y sĩ Sinuhe cũng có thể xem là một câu chuyện ngang trái về tình yêu. “Đừng bao giờ coi thường một người đàn bà, bất cứ là người đàn bà nào trên đời.” – Sinuhe đúc kết.
Sinuhe là một y sĩ thanh cao, một y sĩ chân chính của người nghèo. Sinuhe từng tự hào vì của cải, danh vọng không thể mua chuộc được mình, nhưng nào đâu có ngờ, anh lại đánh mất tất cả – sự tự tôn, tính lương thiện và cả gia sản bởi mối tình đầu của mình – cô kỹ nữ xinh đẹp Nefer. Sinuhe cũng mất tới 10 năm lưu lạc tại Palestine, chìm ngập trong lòng oán hận, để rồi mãi về sau anh mới nhận ra không có tình yêu nào trường tồn, vĩnh viễn, nhất là thứ tình yêu đau khổ vì sự phụ bạc của người mình yêu.
“Dấu chân trên cát” cho chúng ta một bài học rằng trên đời này không có cái gì là tuyệt đối. Chúng ta có thể không sa ngã nhiều thứ, nhưng vẫn có thể sa ngã vì một điều gì đó, đặc biệt là tình yêu – tất cả đều rất gần với con người trong đời sống thật. Bản ngã con người là vậy, thường không vững bền khắc sẽ vị lung lay vì những thứ hào nhoáng bên ngoài, không có giá trị thực tế…
“Dấu chân trên cát” là tác phẩm hàm chứa nhiều triết lý nhân sinh và quan niệm sâu sắc về thế giới tâm linh. Giống như những tác phẩm khác của GS. John Vũ như Hành trình về phương Đông, Hoa trôi trên sóng nước, Huyền thuật và các đạo sĩ Tây tạng, Bên rặng tuyết sơn… câu chuyện của Sinuhe cũng là ẩn dụ về sự trưởng thành trong hành trình tâm linh – khi con người đi theo sứ mệnh, trải qua nhiều thử thách nhận ra sự kết nối giữa mình và vũ trụ.
Đặt toàn bộ câu truyện dưới bối cảnh Ai Cập thời cổ đại, “Dấu chân trên cát” cũng cho người đọc phần nào tiếp cận được nền văn minh Ai Cập – một trong những nền văn minh vĩ đại nhất của loài người…
Mua sách Dấu Chân Trên Cát ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Dấu Chân Trên Cát” khoảng 82.000đ đến 94.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Dấu Chân Trên Cát Shopee” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Dấu Chân Trên Cát Tiki” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Dấu Chân Trên Cát Fahasa” tại đây
Đọc sách Dấu Chân Trên Cát ebook pdf
Để download “sách Dấu Chân Trên Cát pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 19/09/2023 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
[Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf]
Tags: Nguyên PhongNhà Xuất Bản Tổng HợpTop 5 cuốn sách đọc và đi
Sách rất hay, tôi rất thích
Cho mình xin link cuốn sách Dấu Chân Trên Cát
Mình cảm ơn
Cho e xin link vs ạ
E cảm ơn.
Nội dung liên quan: Nguyên PhongNhà Xuất Bản Tổng HợpTop 5 cuốn sách đ