Chờ Đến Mẫu Giáo Thì Đã Muộn

admin

Nội dung liên quan: Ibuka MasaruNhà Xuất Bản Văn Học

Giới thiệu sách Chờ Đến Mẫu Giáo Thì Đã Muộn – Tác giả Ibuka

Nội dung liên quan: Ibuka MasaruNhà Xuất Bản Văn Học

Giới thiệu sách Chờ Đến Mẫu Giáo Thì Đã Muộn – Tác giả Ibuka Masaru

Chờ Đến Mẫu Giáo Thì Đã Muộn

Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn là cuốn sách bàn về phương pháp giáo dục trẻ trong giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi của tác giả Ibuka Masaru, người sáng lập tập đoàn Sony đồng thời là một nhà nghiên cứu giáo dục.

Dựa trên những nghiên cứu về sinh lý học của não bộ và di truyền học, ông đã khẳng định sự phát triển về trí tuệ và năng lực của trẻ được quyết định trong giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi, giai đoạn này là “thời kỳ thích hợp” để “nuôi dạy một đứa trẻ trở nên ngoan ngoãn, vui vẻ, có trí tuệ thông minh và khỏe mạnh”.

Nghe thì có vẻ không hợp lý cho lắm, bởi chúng ta, đặc biệt là các bậc cha mẹ Việt thường quan niệm rằng một đứa trẻ ở độ tuổi này vẫn chưa đủ nhận thức để có thể hiểu những gì chúng ta nói, huống hồ gì là giáo dục. Nhưng bằng những chứng cứ khoa học trong suốt nhiều năm nghiên cứu của mình, ông Ibuka đã chỉ ra rằng chính sự chưa trưởng thành khiến trẻ em sơ sinh có khả năng vô tận. Hãy so sánh trẻ em với những loài động vật khác trong thế giới tự nhiên. Khi chúng được sinh ra, chúng đã có những bản năng cơ bản như có thể tự đi lại, có thể tự bơi sau một vài giờ đồng hồ. Nhưng con của chúng ta lại không biết gì ngoài việc khóc và bú.

Chúng như những tờ giấy trắng mà các bậc cha mẹ có thể viết gì lên đó cũng được. Ngoài ra, bộ não con người gồm có khoảng 14 tỉ tế bào não và chúng sẽ được liên kết với nhau để xử lý toàn bộ nhận thức thông tin. Tiếp nhận các kích thích bên ngoài càng nhiều bao nhiêu thì các liên kết hình thành càng nhiều bấy nhiêu. Ấy vậy mà, đến khoảng 3 tuổi trẻ đã hoàn thành 70 – 80% các liên và có trọng lượng não bằng 80% não người lớn. Nếu xem bộ não như một CPU của máy tính thì giai đoạn 0 đến 3 tuổi là thời gian để hoàn thành ổ cứng và từ 4 tuổi trở đi là thời gian để update các phần mềm. Như vậy, tính cách, khả năng tư duy, liên kết sự việc và sáng tạo của trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào sự giáo dục trong giai đoạn sơ sinh thay vì phải chờ trẻ trưởng thành.

Giới thiệu sách Chờ Đến Mẫu Giáo Thì Đã Muộn

Đánh giá Sách Chờ Đến Mẫu Giáo Thì Đã Muộn của độc giả Tiki

1 Mình rất thích quyển sách này, nó cho biết tầm quan trọng trong việc dạy con trước 3 tuổi, ba mẹ mà có bé còn nhỏ thì nên đọc quyển này, kết hợp với quyển Bí ẩn não phải của Shichida thì rất tuyệt.Con lúc từ 0-3 tuổi gia đình cực kỳ quan trọng với bé, bố mẹ phải dành thời gian chơi và quan sát con để có thể hướng dẫn con kịp thời. Bé học thông qua những trò chơi, bố mẹ phải chơi cùng con để dạy con. Giai đoạn trước 6 tuổi là phải dạy đạo đức, cực kỳ quan trọng và cấp thiết, để tạo nền tảng nhân cách tốt đẹp cho con.

2 Đoạn đầu hơi lan man, nhiều đoạn lặp lại như việc rèn luyện lứa tuổi từ 0-3t là rất quan trọng việc rèn luyện lứa tuổi từ 0-3t là rất quan trọng kiểu trang nào cũng thấy câu đấy, rồi là trẻ em từ 0-3t như một tờ giấy trắng trẻ em từ 0-3t như một tờ giấy trắng, nhưng qua khoảng 20 trang đầu tiên thì thấy nội dung rất được, có ví dụ dễ hiểu và thuyết phục, là một cuốn sách nên đọc mặc dù m vẫn đang phân vân không biết nên áp dụng với bé 10th nhà mình ntnao…

3 Được giới thiệu đây là một cuốn sách dạy con theo phương pháp của người Nhật, cuốn sách thực sự mở ra cho mình những tư duy mới về cách dạy con. Khác với suy nghĩ để con trẻ phát triển thật tự nhiên, cuốn sách nêu ra các quan điểm rất mới về tiềm năng của trẻ khi vừa được sinh ra; nhưng tiềm năng đó chỉ được khai phá với sự giúp sức của người lớn, đặc biệt là mẹ-người gần gũi nhất với trẻ!

4 Cuốn sách chỉ ra những lợi ích của việc giáo dục cho trẻ trong thời kỳ từ 0-3 tuổi. Tác giả đã đưa ra những luận điểm vô cùng thuyết phục, giáo dục cho trẻ ở độ tuổi này không phải để biến con mình trở thành thiên tài mà để giúp con sống vui, khoẻ và có ý nghĩa. Và trong bất kỳ một lĩnh vực gì, phải khơi gợi được hứng thú của trẻ trước khi muốn trẻ bắt tay vào thực hiện chúng. Cuốn sách như một sự mở mang đầu óc và khai thông tâm lí với những ai chưa nắm rõ hoặc coi nhẹ việc giáo dục con cái trong độ tuổi này. Tuy nhiên, nếu muốn tìm hiểu chi tiết hơn về cách thức thực hiện và phương pháp nuôi dạy con thì những cuốn sách khác sẽ phù hợp hơn.

Review sách Chờ Đến Mẫu Giáo Thì Đã Muộn

Với thời buổi hiện đại như ngày nay việc tìm hiểu thông tin về một vấn đề gì đó dường như quá dễ dàng, bạn chỉ cần gõ cửa bác google thì có hàng trăm, hàng ngàn câu trả lời đập vào mắt bạn. Tuy nhiên, sự dễ dàng này lại chính là cản trở đối với nhiều người, cùng một vấn đề nhưng có rất nhiều thông tin khác nhau khiến người tìm như lạc vào mê hồn trận.

Kiến thức về nuôi dạy con cũng vậy, nếu như bạn tìm trên google với từ khóa “cách nuôi dạy con” thì sẽ có vô vàn phương án được đưa ra. Nào là nuôi dạy con kiểu Nhật, nuôi dạy con kiểu Mỹ, nuôi dạy con kiểu Đức, nuôi dạy con kiểu Do Thái… tìm hiểu xong một loạt những phương pháp ấy có lẽ không ít người rơi vào tình trạng “tẩu hỏa nhập ma”.

Review sách Chờ Đến Mẫu Giáo Thì Đã Muộn

Cùng là người mẹ đang nuôi con nhỏ, cũng là một người từng rất “mù mờ” về kiến thức nuôi dạy con, cũng là một người đã rất “khổ sở” vì thiếu kinh nghiệm nuôi dạy con, cho nên tôi rất hiểu và thông cảm với những bà mẹ trẻ như tôi. Chính vì lí do đó mà tôi muốn thực hiện bài viết này.

Bản thân tôi là một người mẹ đang nuôi dạy bé gái 2 tuổi, thực tế thì khi bé đtược khoảng 1,5 tuổi tôi đã thấy mình như rơi vào “khủng hoảng”. Bé lì lợm hơn, ương bướng hơn, hay mè nheo hơn… những điều này thực sự khiến tôi mệt mỏi hơn rất nhiều, không chỉ có tôi, mà tôi nghĩ rằng bà mẹ nào cũng sẽ bị rơi vào cảm giác đó. Vấn đề đặt ra là người mẹ có đủ tỉnh táo và sáng suốt để đưa ra cách xử lí tuyệt vời nhất hay không.Nếu nói về NUÔI con thì tôi có thể tự tin nhận rằng mình đã làm rất tốt, nhưng nếu hỏi tôi về cách DẠY con thì thực sự tôi là một bà mẹ rất tệ. Xét cho cùng thì việc dạy con quan trọng hơn việc cho con ăn ngon mặc đẹp hơn gấp trăm, gấp ngàn lần vậy mà tôi lại dở tệ trong khoản ấy.

Vô tình biết đến cuốn sách “Chờ Đến Mẫu Giáo Thì Đã Muộn”

Vô tình biết đến cuốn sách “Chờ Đến Mẫu Giáo Thì Đã Muộn”, thấy cuốn sách phù hợp với giai đoạn phát triển của con cho nên tôi đã quyết tâm đọc nó. Tôi ước gì thời gian quay trở lại để tôi đọc cuốn sách này sớm hơn, để tôi mang lại những điều tốt đẹp hơn cho con mình. Sách viết rất hay, rất thực tế, rất khoa học và đã làm thay đổi tư duy làm mẹ của tôi, từ một bà mẹ chỉ biết la mắng, quát tháo khi con làm sai thì giờ đây tôi cảm thấy mình hiểu con hơn, chính sự thấu hiểu đó đã giúp tôi thay đổi nhiều hành động khác.

Nếu nói về kinh nghiệm làm mẹ thì tôi chẳng có gì để khoe khoang, thậm chí còn cảm thấy xấu hổ vì mình vẫn đang là một bà mẹ tồi. Thế nhưng tôi rất muốn chia sẻ với mọi người, đặc biệt là những ai chưa biết đến cuốn sách này, nó thực sự là một cuốn sách hay, rất đáng đọc đối với tất cả mọi người đặc biệt là những ai đang nuôi dạy con tuổi ấu thơ. Tôi viết bài viết này với mong muốn giúp những “bà mẹ tồi” giống như tôi trở nên tốt đẹp hơn, giúp những đứa con của các “bà mẹ tồi” giống như con tôi được lớn lên trong một môi trường và sự giáo dục tốt hơn, được làm một đứa trẻ bình thường, lớn lên trong một tình yêu thương “bình thường” của cha mẹ.

Review cuốn sách Chờ Đến Mẫu Giáo Thì Đã Muộn của Ibuka Masaru

Review cuốn sách Chờ Đến Mẫu Giáo Thì Đã Muộn của Ibuka Masaru

“Chờ Đến Mẫu Giáo Thì Đã Muộn” là cuốn sách vô cùng nổi tiếng của tác giả Ibuka Masaru – cha đẻ của tập đoàn Sony, là một người có tâm huyết rất lớn với sự nghiệp giáo dục và đặc biệt là giáo dục sớm cho trẻ em.

Cuốn sách này được xuất bản từ năm 1971, tính ra nó cũng đã hơn 40 tuổi, nhưng cho đến hôm nay giá trị của cuốn sách này vẫn còn nguyên vẹn. Suốt từ khi ra mắt công chúng cho đến bây giờ cuốn sách này đã giúp cho hàng ngàn, hàng triệu cha mẹ trên thế giới mở rộng tầm mắt và thay đổi tư duy trong vấn đề giáo dục con cái.

“Chờ Đến Mẫu Giáo Thì Đã Muộn” hay còn được mọi người gọi bằng cái tên trìu mến là “lí luận Ibuka” bàn về phương pháp giáo dục trẻ trong giai đoạn từ 0-3 tuổi. Hiện nay vẫn không ít người cho rằng dưới 3 tuổi trẻ “vẫn chưa biết gì” nên giáo dục chúng trong thời kỳ này là “nước đổ đầu vịt”, là “phí công vô ích” nhưng với Ibuka thì ông lại cho rằng: “Giáo dục trẻ từ 0-3 tuổi sẽ tạo ra năng lực và nhân cách cho trẻ”. Ông đã khẳng định sự phát triển về trí tuệ và năng lực của trẻ được quyết định trong giai đoạn từ 0-3 tuổi, đây là thời kì thích hợp để nuôi dạy một đứa trẻ trở nên ngoan ngoãn, vui vẻ, có trí tuệ thông minh và khỏe mạnh.

Với cá nhân tôi thì đây thực sự là cuốn sách trên cả tuyệt vời, sau khi đọc xong cuốn sách này tôi đã tự nhìn nhận lại cách nuôi dạy con của mình. Tôi đã sai, tôi cần phải sửa và tôi vẫn còn thời gian để làm việc đó. Còn bạn thì sao? Con bạn mấy tuổi rồi? Bạn còn cơ hội để áp dụng cuốn sách nuôi dạy con này không? Vâng, ngay cả khi bạn chưa lập gia đình hay con bạn đã lớn rồi tôi vẫn muốn khuyên bạn nên đọc cuốn sách này vì những chân lí mà tác giả đã khai phá trong cuốn sách này sẽ còn tồn tại rất rất lâu nữa, tôi tin là như vậy! Ngoài việc đọc nó bạn có thể tặng cho bạn bè, người thân để giúp họ trở thành những ông bố, bà mẹ thông thái, giúp họ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc nuôi dạy một đứa trẻ nên người, điều này cũng góp phần giúp đất nước Việt Nam trở nên văn minh và phát triển hơn.

Cuốn sách Chờ Đến Mẫu Giáo Thì Đã Muộn của Ibuka Masaru gồm có 3 chương, mỗi chương có rất nhiều mục nhỏ khác nhau, và sau đây tôi sẽ review từng chương một của cuốn sách này.

Ở trong chương đầu tiên này, tác giả Ibuka sẽ cho bạn đọc được mở mang tầm mắt với việc chỉ ra những năng lực tiềm ẩn, những khả năng vô hạn của trẻ từ 0-3 tuổi mà không phải ai cũng biết. Đặc biệt hơn nữa, tác giả cũng chỉ ra rằng đứa trẻ có trở nên ngoan ngoãn hay không, thông minh hay không đều phụ thuộc vào cách nuôi dạy của cha mẹ trong thời kì này

Với 15 mục nhỏ, tương ứng với nhiều vấn đề quan trọng khác nhau được tác giả phân tích một cách cụ thể và khách quan như là: Đứa trẻ nào cũng sẽ phát triển tài năng khi được giáo dục từ 0 tuổi; Chính vì chưa trưởng thành nên trẻ sơ sinh có những khả năng vô hạn; Sự liên kết của tế bào não được quyết định trong giai đoạn từ 0-3 tuổi; Trẻ sơ sinh có năng lực tuyệt vời gọi là “nhận thức nguyên mảng”; Trẻ 3 tháng tuổi có thể cảm nhận được nhạc của Bach; Trẻ 6 tháng tuổi có thể bơi; Thời kì trẻ thơ nếu trẻ không được dạy cái gì thì sẽ mãi không biết cái đó…

Đối với cá nhân tôi thì đây là phần “khai hoang”, một phần vô cùng quan trọng và nó cũng chính là phần giúp thúc giục tôi đọc những phần sau của cuốn sách. Tôi gọi nó là khai hoang bởi vì, ở chương I này tác giả thực đã mang cho tôi rất nhiều kiến thức mới lạ và bổ ích.

Cuốn sách Chờ Đến Mẫu Giáo Thì Đã Muộn

Tác giả đã làm thay đổi tư duy của tôi, từ một người nghĩ rằng các “bé sơ sinh chưa biết gì” thì giờ đây tôi thật sự tin rằng những thiên thần bé nhỏ của chúng ta chứa đựng rất nhiều “năng lực siêu phàm”. Ibuka đã chỉ ra rất nhiều dẫn chứng để chứng minh cho những luận điểm của mình. Các ví dụ của ông, những câu chuyện có thật mà ông đã gặp và chứng kiến được kể lại trong cuốn sách này có thể sẽ khiến bạn cảm thấy bất ngờ, ngạc nhiên và hứng thú.

Một trong những đoạn mà tôi yêu thích nhất trong cuốn sách “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn” đó là ở mục 3, chương I khi nói về giáo dục trẻ tuổi ấu thơ không phải nhằm tại ra thiên tài, tác giả đã khẳng định rằng giáo dục sớm ở trẻ KHÔNG phải nhằm tạo ra thiên tài. Mục đích duy nhất của việc làm này là để nuôi dạy một em bé trở nên ngoan ngoãn, vui vẻ, có trí tuệ thông minh và khỏe mạnh. Tác giả đã nói như thế này:

“…Nếu từ khi sinh ra mà không mắc phải những căn bệnh hay khuyết tật bẩm sinh gì thì tất cả mọi trẻ em đều giống nhau. Vậy thì tại sao có trẻ rất thông minh, có trẻ trí tuệ lại bình thường, có trẻ thì ngoan ngoãn, có trẻ lại ương bướng không nghe lời, tất cả những điều đó đều là trách nhiệm của cha mẹ. Với bất kỳ trẻ nào cũng thế, nếu như cha mẹ cho trẻ tiếp xúc với những gì cần thiết ở “thời kì thích hợp” thì cha mẹ nào cũng đều có thể nuôi dạy trẻ thành những người có tính cách và trí tuệ tuyệt vời.

Chúng ta hãy thử lấy ví dụ về loài động vật, như loài chó chẳng hạn. Bất kì loài chó nào dù mang nòi giống ưu tú thuần chủng đến đâu đi nữa thì khi được phóng sinh trở về thế giới hoang dã thì chúng cũng đều trở nên hung dữ và cuối cùng đều quay về bản năng hoang dã của mình. Dù ít hay nhiều thì cũng tùy vào cách nuôi dạy của cha mẹ mà một đứa trẻ khi mới sinh ra chỉ mang trí não gần giống như một loài động vật cũng có thể dễ dàng trở thành một loài hoang dã giống như câu chuyện về hai cô bé người sói mà tôi đã giới thiệu ở phần trước…”

sách Chờ Đến Mẫu Giáo Thì Đã Muộn

Vâng! Mục đích của giáo dục sớm nói chung và của cuốn sách này nói riêng không phải tiến tới cái đích là nhồi nhét vào đầu trẻ hàng trăm, hàng ngàn kiến thức ngay từ khi chúng còn bú mẹ, để rồi một bước lên mây chúng trở thành thiên tài. Mà Ibuka và những người hoạt động về giáo dục sớm muốn các bậc cha mẹ hãy quan tâm việc dạy dỗ trẻ nhiều hơn trong “giai đoạn vàng” từ 0-3 tuổi, hãy tạo ra môi trường tốt nhất để con bạn có thể phát triển những năng lực tiềm ẩn của mình, cho bé càng nhiều trải nghiệm càng tốt để kích thích sự phát triển về trí tuệ và thể lực của bé. Đây cũng chính là nền móng để giúp bé sống vui khỏe mỗi ngày, biết sống có ước mơ, sống tự lập ngay còn nhỏ.

Trong chương II này bạn đọc sẽ thực sự bị lôi cuốn vào trong cuốn sách, bạn sẽ không muốn đặt cuốn sách này xuống cho tới khi đọc xong nó. Ibuka cuốn hút người đọc không chỉ bởi những lập luận sắc bén của mình mà còn bởi tính chân thật, rất nhiều vấn đề quang trọng và thú vị được ông trình bày thông qua những câu chuyện có thật mà ông từng chứng kiến, câu chuyện về cô bé người sói, về cháu của ông, về lớp học của thầy Suzuki Shinichi, về những chú khỉ… dẫn chứng của ông vô cùng sinh động và hấp dẫn khiến cuốn sách của ông chẳng khiến người đọc nhàm chán một chút nào.

Ibuka đã đưa ra những giải pháp để giúp các bậc cha mẹ tạo ra môi trường tốt nhất cho trẻ, để trẻ có thể phát huy hết những khả năng tiềm ẩn của mình. Chương II gồm có 66 mục nhỏ, nó cũng giống như 66 lời khuyên mà Ibuka muốn nhắn gửi đến những người làm cha làm mẹ, đó là những lời khuyên vô cùng chân thành và hữu ích.

66 mục nhỏ của chương II này tác giả đề cập đến rất nhiều vấn đề hay và bổ ích như: Năng lực của trẻ được quyết định bởi môi trường và giáo dục hơn là di truyền; Không hẳn con của giáo sư thì cũng là giáo sư; “Vẫn còn sớm” là câu nói cản trở sự phát triển của trẻ; Trẻ thơ chịu tác động từ những thứ không ái ngờ đến; Khi trẻ ê a thì hãy trò truyện; Trẻ sơ sinh có thể hiểu cha mẹ đang cãi nhau; Tính cách của cha mẹ sẽ dễ ảnh hưởng đến con nhất; Gia đình có đông anh chị em sẽ rất tốt; Trẻ suy nghĩ tiêu cực khi bị cha mẹ la mắng; Đừng dập tắt những ý tưởng của trẻ nếu muốn trẻ là người sáng tạo; Giáo dục trẻ sơ sinh không phân biệt giới tính; Những đứa trẻ cơ thể càng hay vận động thì trí tuệ phát triển càng nhanh; Dẫu không có thời gian hay tiền bạc vẫn có thể giáo dục con trẻ…

Ở chương I tác giả đã chỉ ra cho bạn đọc thấy rằng việc giáo dục trẻ trong giai đoạn từ 0-3 tuổi là rất quan trọng, và ông cũng giải thích vì sao việc làm ấy lại cần thiết đến thế thông qua từng mục nhỏ. Vâng! Giáo dục sớm rất tốt, rất cần thiết, thế nhưng câu hỏi đặt ra là giáo dục sớm bằng cách nào? Hay nói cách khác là, cha mẹ cần phải làm những gì? Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời trong chương II này.

Thực ra, những giải pháp mà ông Ibuka Masaru đưa ra cũng không hẳn là những bài giáo dục cao siêu, mà nó cũng chỉ dừng lại ở việc nhắn nhủ các bậc cha mẹ hãy khơi dậy tiềm năng của trẻ từ những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống bằng tình yêu thương của người làm cha mẹ.

“Trồng dưa được dưa trồng đậu được đậu” là câu nói mà tác giả đã sử dụng ở chương I để nhằm ám chỉ rằng, cha mẹ nuôi dạy con như thế nào thì đứa trẻ ấy sẽ lớn lên như thế. Không biết bạn thấy sao nhưng tôi thấy nó khá đúng đấy chứ, một người mẹ luôn khoe khoang thì con cái lớn lên ít nhiều cũng sẽ “mắc bệnh” tự phụ, cha mẹ luôn nóng nảy quát nạt con thì cũng không thể mong ngóng con mình trở nên hiền dịu nhẹ nhàng, hay một đứa trẻ từ bé lớn lên trong sự chê bai của người thân thì đâu có thể trở nên tự tin, mạnh mẽ. Nhưng ngược lại, nếu con trẻ được lớn lên trong sự yêu thương, khích lệ đúng mực của cha mẹ sẽ giúp bé luôn tự tin, bé sẽ dám nói và làm những gì mình muốn…

đọc cuốn sách Chờ Đến Mẫu Giáo Thì Đã Muộn

Trong mục 19 của chương II tác giả đã nói thế này:

“…Người mẹ không giỏi về mặt nào đó thì đứa con cũng có khuynh hướng sẽ kém về mặt đó. Suy rộng ra thì một người mẹ có tính cách lầm lì cũng sẽ nuôi dưỡng một đứa con có tính cách lầm lì như vậy, một người mẹ hấp tấp vội vàng thì cũng sẽ nuôi dạy một đứa con có tính hấp tấp, vội vàng. Chính vì thế mà nếu tự bản thân người mẹ nhận ra rằng mình kém về mặt nào thì hãy tìm cách khắc phục nhược điểm đó cho trẻ, ví dụ như mẹ không biết hát thì có thể mua nhiều băng nhạc về cho trẻ nghe. Tuy nhiên, những vấn đề khó hơn liên quan đến tính cách, cảm xúc, cảm giác thì chúng ta ít để ý đến và việc sửa những khiếm khuyết ấy không hề dễ dàng nên đòi hỏi người mẹ phải nỗ lực và tận tâm hơn rất nhiều…”

Cá nhân tôi thích mục này nhất của cuốn sách “chờ đến mẫu giáo thì đã muộn”, mục này tác giả nói về: Tính cách của mẹ sẽ dễ ảnh hưởng đến con nhất. Mỗi khi con gái cáu bẳn, nổi giận đùng đùng, hung hăng ném đồ chơi là chồng tôi vẫn thường trêu rằng “đấy, đấy, lại bắt đầu giống mẹ nó đấy”, nếu là trước đây thì tôi sẽ cãi lại chồng nhem nhẻm nhưng từ khi đọc xong cuốn sách này tôi thực sự thấy trách nhiệm thuộc về mình. Tôi là người khá nóng tính, hay giận hờn vu vơ, điều gì không vừa ý là sẽ tỏ thái độ rất quyết liệt và tôi nghĩ rằng chính tôi đã “lây nhiễm” những “căn bệnh” nguy hiểm đó cho con mình. “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn” đã làm tôi vỡ lẽ ra điều này, tôi vẫn còn cơ hội và tôi sẽ nắm bắt cơ hội ấy để thay đổi con cũng như thay đổi cả bản thân mình.

Ngoài mục này ra thì còn rất nhiều mục hay và ý nghĩa khác, những lời khuyên, những giải pháp mà tác giả chia sẻ thực sự làm người mẹ tồi như tôi phải sáng dạ, sáng cả mắt, sáng cả con tim. Những giải pháp mà Ibuka dành cho những cha mẹ muốn nuôi con phát triển tốt nhất rất đơn giản, rất gần gũi, cha mẹ nào cũng có thể áp dụng được.

Sách hay nên đọc Chờ Đến Mẫu Giáo Thì Đã Muộn

Ở trong chương III này tác giả Ibuka nhấn mạnh đến sự vĩ đại của “sức mạnh giáo dục” từ người mẹ. Trong chương II ông cũng đã phần nào nhắc đến vấn đề này, nhưng nó được khẳng định và chứng minh một cách rõ nét nhất ở chương III.

Chương III có 15 mục nhỏ, 15 mục này tác giả xoay quanh việc đề cao vai trò của người mẹ trong giáo dục sớm ở trẻ như là: Người mẹ không có mục tiêu rõ ràng, không thể thành công trong việc nuôi dạy con; Với phụ nữ không việc gì quan trọng hơn việc nuôi dạy con; Dạy con bắt đầu từ mẹ; Người mẹ quan trọng hơn người cha trong việc nuôi dạy con; Người mẹ không phải là người thúc ép; Có thể làm “mẹ Hổ” đến khi trẻ lên 2 tuổi; Người mẹ thiếu tự tin thì không thể nuôi dạy con tốt…

Chương 3 – Đọc sách Chờ Đến Mẫu Giáo Thì Đã Muộn

Ông Ibuka đã khẳng định chắc chắn một điều rằng giáo dục trẻ tuổi ấu thơ chỉ có người mẹ mới có thể làm được. Bởi vì mẹ chính là người bên cạnh trẻ nhiều nhất từ khi sinh ra cho đến khi chúng lớn lên, từ khi nhũ nhi con đã ảnh hưởng trực tiếp từ những thói quen của mẹ, cho nên, nếu một người mẹ có những phương pháp giáo dục con đúng đắn ngay từ khi con còn là một sinh linh bé bỏng, cho con môi trường giáo dục tốt chắc chắn em bé đó sẽ lớn lên một cách mạnh khỏe, vui vẻ và thông minh.

Tuy nhiên, khá là đáng tiếc vì ngày nay không có nhiều bà mẹ hiểu được “sức mạnh giáo dục từ người mẹ”. Xuất hiện ngày càng nhiều những bà mẹ khi con còn nhỏ thì vô trách nhiệm “vứt bỏ con”, “thả rông” chúng, và đến giai đoạn giáo dục tiếp nhận tri thức thì thay đổi đột ngột dồn ép con học, con chim đang được bay lượn tự do bông chốc bị giam hãm trong chiếc lồng sắt… việc làm này sẽ không bao giờ nuôi dạy được những đứa trẻ có lòng hiếu kì mạnh mẽ, có tính tự chủ, tự lập hay có một tâm hồn phong phú được.

Tôi xin được trích một đoạn trong mục 2, chương III có tiêu đề “Với phụ nữ không việc gì quan trọng hơn việc nuôi dạy con”: “… Người ta nói trong cuộc đời người phụ nữ, lúc họ suy nghĩ chín chắn nhất là thời điểm đang mang thai, chuẩn bị làm mẹ. Họ sẽ nghĩ về đứa con bé bỏng sắp chào đời, chuẩn bị tâm lí làm sao trở thành một người mẹ tốt để nuôi dạy con mình. Tuy nhiên, khi vừa sinh con xong, các bà mẹ thường có xu hướng xuất hiện tâm lí nhẹ nhõm như vừa đặt xuống được một gánh nặng, để rồi quên đi rằng mầm cây mới mọc cần có đủ ánh nắng mặt trời và nguồn nước mát để lớn lên. Đảm đương trách nhiệm ấy không ai khác chính là người mẹ. Thế nên sinh con ra mới chỉ là hoàn thành một công việc, công việc tiếp theo quan trọng hơn đang chờ đón người mẹ ở phía trước, đó là công việc dạy dỗ con…”.

Không biết các bạn thấy sao nhưng thực sự tôi thấy ông Ibuka như thể đã từng làm mẹ vậy, tại sao ông có thể hiểu tâm lí của người làm mẹ đến thế. Cuốn sách viết cách đây đã hơn 4 chục năm mà giờ tôi vẫn thấy sao nó vẫn đúng, vẫn chuẩn xác trên từng câu chữ. Bạn có như vậy không? Tôi đã từng có tư tưởng ấy, cái tư tưởng sai lầm khi sinh xong nghĩ rằng mình đã “trút được gánh nặng” và rồi tôi đã nghỉ ngơi hơi lâu quên mất tưới nước, tắm nắng cho mầm non ấy. Hi vọng rằng các bạn sẽ không mắc sai lầm giống như tôi.

Bạn học kém tiếng anh, bạn chán ghét tiếng anh thì bạn hoàn toàn có thể từ bỏ nó và chuyển sang học một ngoại ngữ khác như tiếp Pháp, Nga, Trung… Tuy nhiên, trong môn học mang tên “làm mẹ” thì bạn chẳng có giải pháp nào ngoài việc phải “cố gắng và cố gắng hơn nữa”. Trong quá trình con cái học cách làm người thì cũng chính là lúc mà chúng ta học cách làm cha mẹ, vì thế cả hai không tránh khỏi việc mắc sai lầm và điều quan trọng là chúng ta biết nhận ra và sửa chữa sai lầm đó (nhưng đừng đợi khi con 20-30 tuổi rồi bạn mới thấy mình sai lầm nhé!).

“Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn” là cuốn sách đã làm thay đổi tư duy của hàng ngàn cha mẹ trên thế giới và đồng thời nó cũng làm thay đổi cuộc đời của hàng ngàn đứa trẻ. Tôi ước rằng sẽ có thật nhiều bà mẹ Việt đọc được cuốn sách này, sau đó sẽ dần dần thay đổi phương thức giáo dục con cái, để rồi trẻ em Việt Nam được lớn lên trong những môi trường giáo dục tốt nhất, các em được làm chính mình chứ không phải là những người đi thực hiện ước mơ của cha mẹ các em.

Nếu mẹ nào đọc bài viết này để xem có nên mua cuốn sách “chờ đến mẫu giáo thì đã muộn” hay không, thì câu trả lời mà tôi sẽ nói thật to với các bạn là CÓ. Một cuốn sách nuôi dạy con trên cả tuyệt vời của một người vĩ đại, chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những kinh nghiệm và kiến thức quý báu, cuốn sách giá chỉ khoảng 70 ngàn đồng nhưng những giá trị mà nó mang lại thì không gì có thể đong đếm được.

Review bởi NhungPhan

Mua sách Chờ Đến Mẫu Giáo Thì Đã Muộn ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Chờ Đến Mẫu Giáo Thì Đã Muộn” khoảng 48.000đ đến 53.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…

Đọc sách Chờ Đến Mẫu Giáo Thì Đã Muộn ebook pdf

Để download “sách Chờ Đến Mẫu Giáo Thì Đã Muộn pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 19/09/2023 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Tags: Ibuka MasaruNhà Xuất Bản Văn Học





Nội dung liên quan: Ibuka MasaruNhà Xuất Bản Văn Học

Giới thiệu sách Chờ Đến Mẫu Giáo Thì Đã Muộn – Tác giả Ibuka

Share This Article
Leave a comment