Phương pháp dịch thuật hiệu quả | Dịch giả Uông Xuân Vy
Xin chào tất cả mọi người. Chủ đề đầu tiên về dịch thuật mà hôm nay Vy muốn chia sẻ với mọi người là về phương pháp dịch thuật hiệu quả. Khi nghe nói đến dịch thuật, chúng ta nghĩ mình ch
Phương pháp dịch thuật hiệu quả | Dịch giả Uông Xuân Vy
Xin chào tất cả mọi người. Chủ đề đầu tiên về dịch thuật mà hôm nay Vy muốn chia sẻ với mọi người là về phương pháp dịch thuật hiệu quả. Khi nghe nói đến dịch thuật, chúng ta nghĩ mình chỉ cần giỏi ngôn ngữ nước ngoài như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, sau đó chuyển câu tiếng nước ngoài đó sang câu tiếng Việt. Nhưng thật sự, khi muốn đạt kết quả tối ưu cho công việc dịch thuật, thì cũng như bất cứ công việc nào khác, chúng ta cần một phương pháp, một bí quyết. Hôm nay Vy sẽ chia sẻ đến mọi người về bí quyết dịch thuật mà Vy đã đúc kết trong rất nhiều năm, hơn mười mấy năm làm công việc dịch thuật của Vy.
Trong võ thuật, có nhiều trường phái võ lâm như Thúy Yên, Nga Mi, Thiếu Lâm, thì trong dịch thuật, Vy hay nói đùa rằng Vy có một trường phái dịch thuật riêng mà Vy gọi đó là Trường phái dịch này là như thế nào? Bất cứ khi nào Vy thấy một câu cần dịch, Vy sẽ xem liệu câu đó có dịch sát ý được hay không. Dịch sát ý là như thế nào? “Dịch sát ý” nghĩa là câu tiếng Anh đó viết như thế nào thì sẽ dịch y như vậy. Không thêm thắt câu, không đảo chiều câu, không thêm từ, đổi từ. Nói chung, dịch một cách đơn giản, bám sát ý, nhưng vẫn truyền tải được nội dung của tác giả. Đây là một ví dụ về một câu có thể dịch sát ý.
“Mistakes are proof that you are trying.” Chúng ta dịch sát ý như thế nào? “Sai lầm là bằng chứng cho thấy bạn đang cố gắng .” Một số bạn không thích cách dịch sát như vậy. Họ sẽ thích làm cho nó hơi phức tạp lên một chút thì mới cảm thấy hay hơn. Ví dụ như, họ sẽ đảo câu. Họ sẽ dịch là “Bằng chứng cho thấy bạn đang cố gắng là những sai lầm mà bạn mắc phải”. Hoặc họ thêm từ, ví dụ như “Những sai lầm mà bạn mắc phải” “Những sai sót, những lỗi lầm mà bạn mắc phải là bằng chứng của việc bạn đang cố gắng”. Ví dụ như vậy. Ý của Vy là chúng ta không nên đảo câu, đảo chiều, thêm từ như vậy. Mình chỉ cần dịch đơn giản là được rồi.
Tại sao? Vì như vậy tiết kiệm được rất nhiều công sức. Bạn nghĩ xem. Nếu bạn chỉ dịch 12 câu, thì bạn tha hồ thêm thắt, tha hồ “màu mè hoa lá cành”, không sao cả. Nhưng nếu bước vào công việc dịch thuật chuyên nghiệp, thường thì các dự án dịch sẽ có rất nhiều trang, hàng trăm trang. Những quyển sách có độ dài trung bình cả trăm trang, 200300 trang. Mà nếu câu nào cũng đảo từ, thêm từ, làm thế này thế kia, thì đến khi nào mới dịch xong được? Về mặt hiệu quả thì thật sự tốn rất nhiều thời gian và không hiệu quả chút nào. Về mặt chính xác, bạn dịch đơn giản thì cũng có thể dịch chính xác rồi, bạn có thể truyền tải thông điệp của tác giả.
Còn để đánh giá xem câu nào hay hơn thì rất chủ quan. Người này thấy vậy là hay, người kia thấy vậy là hay. Nên nói tóm lại, bất cứ khi nào Vy thấy một câu có thể dịch sát ý thì Vy rất mừng. Vì như vậy thì tiết kiệm được rất nhiều thời gian, mà vẫn đạt được kết quả dịch thuật mong muốn. Vậy tiếp theo sẽ là gì? Đời không như là mơ. 90% thời gian mình dịch, thường sẽ không dịch sát ý được. Vì tác giả dịch sách hay những người viết dự án thường sẽ có cách hành văn khá phức tạp. Vì vậy, 90% câu cú của mình không dịch sát được thì sẽ làm gì? Lúc đó, chúng ta sẽ phải dịch thoát ý. Dịch thoát ý nghĩa là gì? Dịch thoát ý nghĩa là
Nếu thoát ra khỏi ngôn ngữ đó, khung của ngôn ngữ đó, mà vẫn giữ lại được nội dung, thông điệp chính xác mà tác giả muốn truyền tải. Đây là một ví dụ mà chúng ta không dịch sát được. “Language is to the mind more than light is to the eye.” Để biết có dịch sát ý được không, bạn cứ thử dịch sát mà xem. Bạn xem xem, câu dịch sát có dễ hiểu hay không. “Ngôn ngữ đối với tâm trí nhiều hơn ánh sáng đối với đôi mắt”. Bạn thấy nghe có dễ hiểu không, hay rất tối nghĩa, mù mờ? Thật ra, nếu dịch như vậy, thứ nhất, nghe không hay. Thứ hai là khó hiểu. Nên đây là lúc chúng ta cần dịch thoát ý. Để dịch thoát ý, trước tiên
Chúng ta cần hiểu được ý của tác giả muốn nói là gì. Bạn thấy trong câu này, tác giả đưa ra 2 hình ảnh so sánh. Ở vế đầu, tác giả đưa ra ngôn ngữ đối với tâm trí. Vế hai, tác giả đưa ra ánh sáng đối với đôi mắt. Ý của tác giả muốn nói là với đôi mắt chúng ta, ánh sáng rất quan trọng. Khi chúng ta đứng trong bóng đêm, không có ánh sáng thì không thấy gì cả. Vì vậy ánh sáng rất quan trọng đối với đôi mắt. Nhưng, ngôn ngữ đối với tâm trí còn quan trọng hơn cả ánh sáng với đôi mắt. Vậy, ý tác giả muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với tâm trí của con người. Vậy thì mình hiểu rồi, mình dịch thoát ý ra, không cần phải bám sát
Từng từ, từng chữ trong này nữa. Một cách dịch thoát ý là như thế này: “Tư duy cần ngôn ngữ hơn cả đôi mắt cần ánh sáng”. Đó là một cách dịch thoát ý mà vẫn truyền tải được thông điệp mà tác giả muốn nói. Dịch thoát ý có rất nhiều cách dịch. Không có cách dịch duy nhất nào cả. Nên miễn là bạn có thể giữ được nội dung thông điệp của tác giả, là có thể đạt thành công rồi, và làm cho câu của mình dễ hiểu. Cuối cùng, sau khi đã dịch sát ý, hoặc dịch thoát ý, để truyền tải nội dung thông điệp của tác giả, chúng ta cần làm gì tiếp theo? Tiếp theo sẽ cần dịch thuần Việt để câu nghe êm tai, nghe đi vào lòng người, vì chúng ta đang dịch cho người Việt.
Đây là một ví dụ có thể dịch thuần Việt. Câu đó như thế này. “If a grasshoper tries to fight a lawnmower, one may admire his courage but not his judgement.” Dịch bình thường thì như thế nào? Nếu con châu chấu cố gắng chiến đấu với máy cắt cỏ, người ta có thể thán phục lòng dũng cảm chứ không phải nhận định của nó”. Vậy là, ý của tác giả là con châu chấu này, nếu dám chiến đấu với máy cắt cỏ, thì rõ ràng nó rất dũng cảm, nhưng xác suất thất bại thì rất cao, vì nó đã đánh giá sai về sức mạnh của nó so với máy cắt cỏ. Chúng ta hiểu ý của tác giả rồi, và cũng dịch được ý của tác giả, nhưng khi nghe đến hình ảnh con châu chấu, chúng ta sẽ nghĩ đến hình ảnh nào tương tự
Trong tiếng Việt? Có phải chúng ta sẽ nhớ đến câu: “Nực cười châu chấu đá xe, tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng”. Mặc dù hai câu đó, câu tục ngữ tiếng Việt và câu dịch này ý nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể đưa hình ảnh châu chấu đá xe vào câu này và làm câu này nghe gần gũi hơn, thay vì dùng hình ảnh châu chấu chiến đấu với máy cắt cỏ, nghe rất lạ lẫm. Phải không các bạn? Chúng ta đổi lại như thế nào? “Nếu con châu chấu đá xe, người ta có thể thán phục lòng dũng cảm chứ không phải óc phán đoán của nó”. Bạn thấy không? Chỉ cần thay đổi một chút như vậy, mà câu nghe êm tai, trôi chảy, thuần Việt hơn rất nhiều.
https://www.youtube.com/watch?v=yPnIV_BAhhU
https://youtu.be/yPnIV_BAhhUPhương pháp dịch thuật hiệu quả | Dịch giả Uông Xuân Vy
Xin chào tất cả mọi người. Chủ đề đầu tiên về dịch thuật mà hôm nay Vy muốn chia sẻ với mọi người là về phương pháp dịch thuật hiệu quả. Khi nghe nói đến dịch thuật, chúng ta nghĩ mình ch