Cổ phong Việt Văn phòng tứ bảo thời Lê và cách sử dụng chúng

Cổ phong Việt: Văn phòng tứ bảo thời Lê và cách sử dụng chúng
Các cụ thời Lê Trung Hưng sử dụng đồ văn phòng phẩm như thế nào? Chắc hẳn trong cuộc đời đi học của mình, các bạn đã quen thuộc với các văn phòng phẩm hiện đại dùng để viết lách. Vậ

Cổ phong Việt: Văn phòng tứ bảo thời Lê và cách sử dụng chúng

Các cụ thời Lê Trung Hưng sử dụng đồ văn phòng phẩm như thế nào? Chắc hẳn trong cuộc đời đi học của mình, các bạn đã quen thuộc với các văn phòng phẩm hiện đại dùng để viết lách. Vậy còn trong quá khứ thì sao? Tất nhiên, chúng ta đều biết các cụ từng dùng bút lông, nghiên mực, Nhưng trên thực tế chúng được sử dụng như thế nào? Hôm nay, Đại Việt Phong Hoa sẽ miêu tả sơ lược một vài dụng cụ được sử dụng trong văn phòng của người xưa và cách sử dụng của chúng nhé. Let’s go! Thời xưa, để viết chữ, có bốn món đồ vật không thể thiếu, được gọi chung là “văn phòng tứ bảo”, bao gồm: bút, mặc, chỉ, và nghiễn.

Thứ nhất: Bút, tức là bút lông, gồm hai phần cấu tạo chính là đầu bút làm từ lông thú và phần cán bút dài được làm từ vật liệu cứng, thường là tre hoặc gỗ. Thứ hai: Mặc, tức mực thỏi, được chế tạo bằng cách trộn bột than, muội dầu, cùng với chất kết dính ép vào khuôn thành thỏi rồi phơi khô. Tùy vào nguyên liệu mà thỏi mực khi mài cùng với nước sẽ cho ra màu đen hoặc màu sắc khác. Thứ ba: Chỉ, tức là giấy, là một trong Tứ đại phát minh của người Trung Hoa, sau đó được lan truyền tới nhiều nơi trên thế giới. Mỗi địa phương lại có cách thức và sử dụng vật liệu có sẵn để chế tạo ra giấy. Mà ở nước ta hiện nay, nổi tiếng nhất là giấy dó, loại giấy được sử dụng để in nhiều dòng tranh dân gian như: Đông Hồ hay Hàng Trống, Thứ tư: Nghiễn, tức là nghiên mực, là dụng cụ dùng để mài và đựng mực.

Nghiên có nhiều hình dáng và được làm từ nhiều vật liệu cứng khác nhau. Ở nước ta, hiện vật nghiên thời Lê còn sót lại được làm bằng gốm và có dạng chữ nhật. Ngoài 4 dụng cụ tiêu biểu kể trên, người xưa còn có một số đồ dùng văn phòng nữa Như gác bút là dụng cụ để gác đầu bút lông lên khi dừng bút. Thủy trì là dụng cụ để đựng nước dùng khi mài mực. Chiếc thủy trì trong hình được dựng lại theo hiện vật thời Lê. Các bản phỏng dựng hiện vật trong clip này đều được thực hiện bởi nghệ nhân Nguyễn Tuấn Minh . Khi bắt đầu viết, ta nhỏ từ từ nước từ trong thủy trì vào lòng nghiên, rồi bắt đầu mài thỏi mực cho tới khi mực nước đạt tới độ đậm và sánh như ý muốn.


https://youtu.be/d3uH-2TEhP4Cổ phong Việt: Văn phòng tứ bảo thời Lê và cách sử dụng chúng
Các cụ thời Lê Trung Hưng sử dụng đồ văn phòng phẩm như thế nào? Chắc hẳn trong cuộc đời đi học của mình, các bạn đã quen thuộc với các văn phòng phẩm hiện đại dùng để viết lách. Vậ